Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Ba, Tháng Năm 24, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Kinh tế Chính trị

Chế độ kinh tế, vấn đề sở hữu đất đai và các nguồn tài nguyên ở VN

by @Lamkinhte
2021-05-07
in Kinh tế Chính trị, Kinh tế học, Tài liệu tham khảo
MỤC LỤC  
Tính chất, mô hình nền kinh tế của việt nam là gì?
Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam là gì?
Hình thức sở hữu đất đai ở Việt Nam là gì?
Nhà nước VN Quản lý và sử dụng đất đai như thế nào?
Chính sách Bảo vệ môi trường của VN như thế nào?
Tìm hiểu Tính chất, mô hình nền kinh tế của việt nam
RelatedPosts
Mọi thứ bạn cần biết – Nhượng quyền thương mại là gì
Hiệu ứng đảo ngược là gì ? Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Lý thuyết về trí tuệ là gì? Các yếu tố cơ bản của trí tuệ
Sản xuất tinh gọn (lean production) là gì – 7 loại lãng phí trong sản xuất

Tính chất, mô hình nền kinh tế của việt nam là gì?

1. TÍNH CHẤT, MÔ HÌNH NỀN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM :

Theo quy định tại Điều 50 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Hiến pháp năm 2013), nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quy định này thể hiện bản chất, động lực và mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện các vấn đề xã hội .

Điều 51 Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh mô hình, tính chất nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam là gì?

2. VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ :

Điều 52 Hiến pháp năm 2013 quy định về vai trò quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế, trong đó Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.

Hình thức sở hữu đất đai ở Việt Nam là gì?

3. VỀ HÌNH THỨC SỞ HỮU :

Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, tôn trọng sự đa dạng hình thức sở hữu, bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các quyền tài sản và sở hữu trí tuệ. Kế thừa và phát triển quy định về sở hữu toàn dân trong Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định tại Điều 53: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Nhà nước VN Quản lý và sử dụng đất đai như thế nào?

4. VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI:

Đất đai là lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Vì vậy, quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã được xác định từ năm 1980 đến nay là đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Điều 54 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo phá#p luật. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.
Trong việc thu hồi đất, Hiến pháp khẳng định Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật .

Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về việc Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Chính sách Bảo vệ môi trường của VN như thế nào?

5. VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG :

Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, tại Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu .

Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

Tìm hiểu Tính chất, mô hình nền kinh tế của việt nam

(Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013)

4.9/5 - (15 bình chọn)

RelatedPosts

Mọi thứ bạn cần biết – Nhượng quyền thương mại là gì

Hiệu ứng đảo ngược là gì ? Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Lý thuyết về trí tuệ là gì? Các yếu tố cơ bản của trí tuệ

Sản xuất tinh gọn (lean production) là gì – 7 loại lãng phí trong sản xuất

Tags: Chế độ Kinh tếSở hữuĐất đai

Related Posts

Mọi thứ bạn cần biết – Nhượng quyền thương mại là gì
Kinh doanh

Mọi thứ bạn cần biết – Nhượng quyền thương mại là gì

2021-09-01
Hiệu ứng đảo ngược là gì ? Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tài chính

Hiệu ứng đảo ngược là gì ? Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2021-11-01
Lý thuyết về trí tuệ là gì? Các yếu tố cơ bản của trí tuệ
Kinh tế Chính trị

Lý thuyết về trí tuệ là gì? Các yếu tố cơ bản của trí tuệ

2021-05-15
Sản xuất tinh gọn (lean production) là gì – 7 loại lãng phí trong sản xuất
Doanh nghiệp

Sản xuất tinh gọn (lean production) là gì – 7 loại lãng phí trong sản xuất

2021-05-20
SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998
Kinh tế

SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

2020-12-02
Vốn xã hội là gì? Vai trò của vốn xã hội
Kinh tế học

Vốn xã hội là gì? Vai trò của vốn xã hội

2021-05-30
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In