Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Bảy, Tháng Năm 28, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Sản xuất

Tin Kinh tế: Tổng Bí thư: Nhìn thẳng vào sự thật, không bi quan, không tô hồng

by @Lamkinhte
2021-10-04
in Sản xuất, Tài chính công


Tổng Bí thư yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, khách quan, công tâm, không né tránh, không bi quan, không tô hồng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo từ này đến cuối năm 2021 và 2022.

Phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập đến một số vấn đề về kinh tế – xã hội năm 2021 – 2022.

Việc Ban Chấp hành Trung ương xem xét, cho ý kiến chỉ đạo, hoàn thiện các nội dung liên quan đến quan điểm, chủ trương phòng, chống dịch bệnh Covid-19, phát triển kinh tế – xã hội, tài chính – ngân sách, thời điểm thực hiện chính sách cải cách tiền lương có ý nghĩa quan trọng đặc biệt và cũng hết sức phức tạp do bối cảnh, tình hình diễn biến phức tạp, biến động bất thường; bên cạnh thời cơ, thuận lợi, cũng đã xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới, gay gắt và nặng nề hơn so với dự báo.

Tin Kinh tế: Tổng Bí thư: Nhìn thẳng vào sự thật, không bi quan, không tô hồng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Nhật Bắc

Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, tạo ra xung lực mới và khí thế mới cho việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021 – 2025; Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021 – 2030; và tầm nhìn đến năm 2045.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch Covid-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á và nước ta.

Việc này làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải điều chỉnh định hướng, chiến lược phòng, chống dịch bệnh gắn với phát triển kinh tế – xã hội theo hướng: Nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị trường trong nước, phát triển kinh tế số, xã hội số, thương mại điện tử…

Kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng còn chậm, không đồng đều, chưa thật sự vững chắc, còn tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh và khả năng phòng, chống, thích ứng an toàn với dịch Covid-19; nợ công toàn cầu tăng mạnh, thị trường tài chính – tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Dịch bệnh đã ảnh hưởng lớn, hết sức tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội nước ta; đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân ta và tâm lý, tâm trạng xã hội; đặc biệt là đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn đồng bào ta, trong đó có cả cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, các y, bác sĩ, nhân viên y tế và cán bộ cơ sở nơi tuyến đầu chống dịch.

Vì vậy, cùng với tờ trình tổng hợp chung, Ban cán sự đảng Chính phủ đã nghiên cứu, xây dựng các báo cáo Tình hình phòng, chống đại dịch Covid-19; quan điểm, chủ trương và giải pháp về phòng, chống dịch trong tình hình mới; tình hình kinh tế – xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2022; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2021, dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và Kế hoạch tài chính – ngân sách nhà nước 3 năm 2022 – 2024; cũng như việc lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Xác định rõ quan điểm về phòng, chống dịch và phục hồi trong tình hình mới

Tổng Bí thư đề nghị các đại biểu dành thời gian nghiên cứu thật kỹ các tài liệu đã gửi và căn cứ vào thực tế tình hình ở các ngành, lĩnh vực, địa phương mình để thảo luận, đánh giá một cách khách quan, toàn diện tình hình phòng, chống dịch bệnh, phát triển kinh tế – xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2021, nhất là dự báo về tình hình đại dịch Covid-19 trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới.

Trong đó, chú ý tổng kết, đánh giá sự cần thiết, đúng đắn, hiệu lực, hiệu quả, cũng như những hạn chế, bất cập trong việc ban hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp mới để xử lý các vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian qua.

Tổng Bí thư: Nhìn thẳng vào sự thật, không bi quan, không tô hồng
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc điều hành phiên khai mạc. Ảnh: Nhật Bắc

Đồng thời, Tổng Bí thư yêu cầu chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những khó khăn, thách thức mới đang đặt ra, những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; phân tích làm rõ các nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan.

Cùng với đó là đối chiếu, phân tích khả năng hoàn thành những mục tiêu, nhiệm vụ đã dự kiến cho năm 2021, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ sớm kiểm soát được dịch bệnh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp duy trì, phục hồi, phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định để phát triển đất nước trong tình hình mới.

Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra, nhất là tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới, Tổng Bí thư lưu ý, nắm bắt thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, xác định rõ quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội trong tình hình mới.

Đồng thời xác định rõ mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất; các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho năm 2022, bảo đảm sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tài chính – ngân sách nhà nước hằng năm, gắn với việc phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương.

Tổng Bí thư yêu cầu những việc này cần thực hiện theo tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, thực sự khách quan, công tâm, không né tránh, không bi quan nhưng cũng không tô hồng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến cuối năm 2021 và trong cả năm 2022.

Thu Hằng

Hội nghị Trung ương 4 dành phút mặc niệm đồng bào, chiến sĩ hy sinh vì Covid-19

Hội nghị Trung ương 4 dành phút mặc niệm đồng bào, chiến sĩ hy sinh vì Covid-19

Sáng 4/10, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị.



Trang tổng hợp Làm kinh tế, nguồn tham khảo: https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/tong-bi-thu-nhin-thang-vao-su-that-khong-bi-quan-khong-to-hong-780080.html

RelatedPosts

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?

Đánh giá Làm kinh tế
Tags: Ban Chấp hành Trung ươngcải cách tiền lươnghội nghị Trung ương 4Khai mạc Hội nghị Trung ương 4lùi cải cách tiền lươngMô hình Sản xuấtNguyễn Phú Trọngphòng chống dịch Covid-19Tài chínhTổng Bí thưTrung ương 4đề án xây dựng chỉnh đốn đảng

Related Posts

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét
Kỹ thuật chăn nuôi

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

2022-05-24
Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất
Sản xuất

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

2022-05-17
Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

2022-05-17
Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?
Sản xuất

Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?

2022-05-17
Tin Kinh tế: Các vấn đề người lao động quan tâm cần sớm được giải quyết
Sản xuất

Tin Kinh tế: Các vấn đề người lao động quan tâm cần sớm được giải quyết

2022-05-16
Tin Kinh tế: Bộ TNMT làm việc với tỉnh Long An về dự án Luật Đất đai sửa đổi
Tài chính công

Tin Kinh tế: Bộ TNMT làm việc với tỉnh Long An về dự án Luật Đất đai sửa đổi

2022-05-16
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

Latest posts

Công Ty Cổ Phần Nộp Thuế Trên Tài Khoản Là Gì?

Cách Đóng Một Công Ty TNHH Chưa Từng Giao Dịch

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

Động lực để thành công | USC Marshall

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

Load More

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In