Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Bảy, Tháng Năm 28, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Sản xuất

Tin Kinh tế: Gian nan chặng đường phục hồi kinh tế của Nhật Bản

by @Lamkinhte
2021-10-10
in Sản xuất, Tài chính công


Trong tháng 10/2021, thống đốc các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm từng bước dỡ bỏ các biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát trở lại, trong khi chính quyền trung ương, với ban lãnh đạo mới, chuyển trọng tâm sang tiêm vaccine phòng Covid-19 tăng cường khi Nhật Bản bắt đầu giai đoạn thử nghiệm chiến lược thoát khỏi đại dịch.

Đây không phải là nỗ lực đầu tiên của nước này nhằm khôi phục nền kinh tế sau khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, với hơn 60% dân số được tiêm chủng đầy đủ và việc đất nước có thủ tướng mới, Nhật Bản có thể sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong thời gian tới.

Về triển vọng khôi phục kinh tế, nước này vẫn phải đối mặt với khó khăn trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn và tình trạng thiếu lao động kéo dài.

Tin Kinh tế: Gian nan chặng đường phục hồi kinh tế của Nhật Bản
Kinh tế Nhật Bản đang hồi phục trở lại sau khi nới lỏng giãn cách, dù còn nhiều gian nan. (Nguồn: Reuters)
MỤC LỤC  
Khắc phục tâm lý e ngại vaccine
Chông gai chặng đường phục hồi kinh tế
RelatedPosts
Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét
Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất
Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi
Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?

Khắc phục tâm lý e ngại vaccine

Ngày 1/10, tình trạng khẩn cấp đã được áp đặt tại 19 tỉnh và các biện pháp bán khẩn cấp được áp dụng tại 8 tỉnh khác của Nhật Bản đều hết hiệu lực. Từ đầu tháng 4 đến nay, đây là lần đầu tiên nước này ngừng thực thi các biện pháp khẩn cấp trên toàn quốc nhằm đối phó với Covid-19.

Đây cũng là lần đầu tiên tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ đồng thời chứ không phải là gia tăng ở một số khu vực nhất định, và cũng là lần đầu tiên Nhật Bản dừng thực hiện các biện pháp bán khẩn cấp nhằm ngăn chặn virus SARS-CoV-2 tái bùng phát.

Vấn đề trọng tâm là liệu Nhật Bản có thể khởi động lại nền kinh tế mà không làm cho số lượng ca mắc Covid-19 tăng trở lại hay không. Mặc dù vaccine phòng Covid-19 được cho là sẽ giúp dập tắt làn sóng dịch bệnh thứ năm ở Nhật Bản, nhưng các đợt bùng phát mới gần như chắc chắn sẽ xuất hiện.

Việc thay đổi suy nghĩ của những người do dự hoặc không muốn tiêm vaccine là mục tiêu chính trong kế hoạch khởi động lại nền kinh tế của chính phủ trung ương.

Khi kế hoạch đi vào hoạt động, chính phủ sẽ không còn ngăn cản việc du lịch, ăn uống bên ngoài hoặc tham dự các sự kiện công cộng đối với những người đã tiêm chủng hoặc có thể chứng minh họ không bị nhiễm bệnh.

Cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt” này – tương tự như những gì đang xảy ra ở Mỹ hay Pháp – mặc dù có thể lôi kéo người dân tiêm phòng và ngay lập tức thúc đẩy nền kinh tế bị tàn phá, nhưng kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp địa phương và thái độ sẵn sàng tuân thủ của họ.

Koji Wada, giáo sư về y tế cộng đồng tại Đại học Y tế và phúc lợi quốc tế, thành viên hội đồng chuyên gia của Bộ Y tế Nhật Bản về Covid-19 cho biết: “Tháng 10 này là giai đoạn chuyển tiếp. Khi người dân hoạt động tích cực hơn, những người chưa được tiêm vaccine sẽ ngày càng phải đối diện với nhiều nguy hiểm. Tiêm vaccine cho công chúng là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn những làn sóng dịch bệnh trong tương lai”.

Hộ chiếu vaccine cũng có thể đóng vai trò nhất định, nhưng vẫn chưa thể chắc chắn về tính hợp lý của kế hoạch này.

Theo giáo sư Wada, “yêu cầu xuất trình hộ chiếu vaccine hoặc gói xét nghiệm và tiêm vaccine khi lên máy bay có thể là hợp lý, nhưng với hành khách lên xe buýt hoặc tàu cao tốc thì có lẽ là không. Khoảng thời gian này nên được dành cho việc hình dung chi tiết về những hệ thống và quy trình này, không chỉ cho trước mắt mà còn trong tương lai gần”.

Chính phủ đã bắt đầu chuyển sự chú ý sang việc tiêm liều vaccine tăng cường. Nhật Bản gần đây tuyên bố rằng nước này sẽ bắt đầu tiêm mũi tăng cường cho nhân viên y tế vào cuối năm 2021 và cho người già trong năm 2022.

Với cam kết rằng tất cả những người có nhu cầu sẽ được tiêm vaccine đầy đủ vào cuối tháng 11/2021, không rõ Nhật Bản sẽ khắc phục tâm lý e ngại vaccine của người dân bằng cách nào trước khi bắt đầu tiêm mũi tăng cường.

Bản thân việc tiêm mũi bổ sung đã gây nhiều tranh cãi. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi ngừng tiêm mũi vaccine tăng cường, hối thúc các nước giàu hơn trì hoãn cho đến cuối năm 2021 và thay vào đó cung cấp thêm vaccine cho các nước nghèo.

Chông gai chặng đường phục hồi kinh tế

Theo ước tính của chuyên kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu nhân thọ Dai-ichi Toshihiro Nagahama, việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến Covid-19 sẽ tạo ra cú hích kinh tế tương đương 20 tỷ Yen (180 triệu USD) mỗi ngày trong và sau tháng 10/2021, tương đương hơn 7.000 tỷ Yen một năm.

Các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực sản xuất, như nhà hàng và các doanh nghiệp khác dựa trên nhu cầu trong nước, dường như đang có xu hướng phục hồi sau khi tình trạng khẩn cấp được dỡ bỏ.

Chỉ số tâm lý kinh doanh Tankan của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, phản ánh sự chênh lệch tính theo điểm phần trăm giữa các doanh nghiệp đưa ra đánh giá thuận lợi và không thuận lợi về điều kiện kinh doanh, đã phản ánh xu hướng này. Đối với các cơ sở kinh doanh lớn không thuộc ngành sản xuất, chỉ số này đã tăng lên mức +2 và sẽ tăng lên mức +3 vào tháng 12/2021.

Gian nan chặng đường phục hồi kinh tế của Nhật Bản
Đối với các nhà sản xuất Nhật Bản, vốn ngày càng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu sẽ gây ra ảnh hưởng nặng nề. (Nguồn: CGTN)

Tuy nhiên, các công ty tập trung vào nhu cầu trong nước cũng dễ chịu tác động từ các vấn đề về nguồn cung, đặc biệt là lao động. Các công ty logistics đang tích cực tìm cách đảm bảo đủ nhân công để xử lý khối lượng gói hàng tăng đột biến.

Theo nhà điều hành trang mạng tuyển dụng Baitoru, số lượng việc làm bán thời gian dành cho nhân viên kho hàng hay các công việc tương đối nhẹ nhàng khác trên khắp Tokyo và 3 quận lân cận trong tháng 9/2021 đã tăng 40% so với tháng 4/2020. Nhu cầu mua sắm trực tuyến vốn được thúc đẩy trong đại dịch vẫn chưa giảm, và mùa bán hàng cuối năm bận rộn đang đến gần.

Một trong những chìa khóa dẫn đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản là chuyển nguồn tiền tiết kiệm thành chi tiêu tiêu dùng.

Theo tính toán của Goldman Sachs Nhật Bản, đến tháng 6/2021, các hộ gia đình Nhật Bản đã tiết kiệm được 34.000 tỷ Yen, tương đương 306 tỷ USD, từ các cơ hội chi tiêu bị bỏ lỡ trong đại dịch Covid-19. Chỉ khoảng 3.000 tỷ Yen trong số đó dự kiến sẽ được chi tiêu trong khoảng thời gian một năm tới.

Mặc dù nguồn tiền tiết kiệm nhìn chung đã tăng, nhưng tình trạng mất thu nhập trong thời kỳ đại dịch vẫn là gánh nặng tài chính đối với nhiều hộ gia đình.

Naohiko Baba, nhà kinh tế phụ trách về kinh tế Nhật Bản tại Goldman Sachs, cho biết: “Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã làm tăng nợ của hộ gia đình”. Một phần khoản tiết kiệm được tích lũy trong bối cảnh đại dịch rốt cuộc sẽ được dùng để trả nợ, dẫn tới nguy cơ làm giảm chi tiêu tiêu dùng và cản trở sự phục hồi kinh tế thực sự.

Đối với các nhà sản xuất Nhật Bản, vốn ngày càng phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu sẽ gây ra ảnh hưởng nặng nề.

Ngành công nghiệp ô tô là một trong những lĩnh vực đáng quan tâm. Chỉ số Tankan của các công ty ô tô lớn trong tháng 9/2021 giảm 10 điểm so với tháng 6/2021, xuống -7. Đối với các công ty vừa và nhỏ trong lĩnh vực này, chủ yếu bao gồm các nhà sản xuất linh kiện, chỉ số này đã giảm 4 điểm xuống còn +7 điểm.

Trong bối cảnh tình trạng thiếu chip lan tới các nhà cung cấp Đông Nam Á đang bị Covid-19 tấn công, Toyota Motor quyết định cắt giảm 40% sản lượng toàn cầu trong tháng 10/2021 so với các kế hoạch trước đó và tạm dừng hoạt động tất cả các nhà máy sản xuất xe tại Nhật Bản. Honda sẽ giảm 30% sản lượng ở Nhật Bản so với kế hoạch tháng 10 trước đó. Ngành sản xuất ô tô đình trệ đã ảnh hưởng nặng nề đến các đại lý.

Doanh số bán xe mới tại Nhật Bản giảm 32% trong tháng 9/2021 xuống mức thấp nhất so với các tháng 9 trong 53 năm qua. Vì ngành ô tô cần tập hợp đầu vào từ một loạt ngành công nghiệp khác, nên các nhà sản xuất thép, sản xuất máy móc điện và nhiều doanh nghiệp khác dự kiến cũng sẽ suy giảm.

Chính sách kinh tế của tân Chủ tịch LDP Nhật Bản sẽ có gì khác biệt so với những người tiền nhiệm? Chính sách kinh tế của tân Chủ tịch LDP Nhật Bản sẽ có gì khác biệt so với những người tiền nhiệm?

Theo tờ Asahi, tân Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Kishida Fumio đã đưa ra chủ trương về chính sách kinh tế tuần …

Áp lực công việc, người trẻ Nhật Bản lựa chọn 'nghỉ hưu sớm' Áp lực công việc, người trẻ Nhật Bản lựa chọn ‘nghỉ hưu sớm’

Tiết kiệm 80% thu nhập, cắt giảm tối đa chi tiêu khi đi làm, sau hơn chục năm đi làm, nhiều người trẻ Nhật Bản …



Trang tổng hợp Làm kinh tế, nguồn tham khảo: https://baoquocte.vn/gian-nan-chang-duong-phuc-hoi-kinh-te-cua-nhat-ban-161271.html

RelatedPosts

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?

Đánh giá Làm kinh tế
Tags: dịch Covid-19 ở Nhật Bảnkhôi phục kinh tếKinh tế Nhật BảnMô hình Sản xuấtnới lỏng giãn cách xã hộisống chung với Covid-19Tài chínhvaccine Covid-19

Related Posts

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét
Kỹ thuật chăn nuôi

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

2022-05-24
Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất
Sản xuất

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

2022-05-17
Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

2022-05-17
Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?
Sản xuất

Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?

2022-05-17
Tin Kinh tế: Các vấn đề người lao động quan tâm cần sớm được giải quyết
Sản xuất

Tin Kinh tế: Các vấn đề người lao động quan tâm cần sớm được giải quyết

2022-05-16
Tin Kinh tế: Bộ TNMT làm việc với tỉnh Long An về dự án Luật Đất đai sửa đổi
Tài chính công

Tin Kinh tế: Bộ TNMT làm việc với tỉnh Long An về dự án Luật Đất đai sửa đổi

2022-05-16
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

Latest posts

Công Ty Cổ Phần Nộp Thuế Trên Tài Khoản Là Gì?

Cách Đóng Một Công Ty TNHH Chưa Từng Giao Dịch

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

Động lực để thành công | USC Marshall

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

Load More

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In