Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Tư, Tháng Năm 25, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Nông nghiệp

Kỹ thuật trồng trọt: Quy trình sử dụng phân bón hữu cơ phối hợp phân vô cơ

by @Lamkinhte
2021-07-02
in Nông nghiệp, Sản xuất
Kỹ thuật trồng trọt: Quy trình sử dụng phân bón hữu cơ phối hợp phân vô cơ
Ủ phân hữu cơ cho rau an toàn

Quy trình sử dụng phân bón hữu cơ phối hợp phân vô cơ cho sản xuất rau an toàn ở các tỉnh phía Bắc.

Quy trình được áp dụng đối với các loại rau chính (cà chua, dưa chuột, rau muống, mồng tơi, cải bắp, củ cải) và các loại rau có đặc điểm nông sinh học tương tự ở các vùng trồng rau an toàn có phân hữu cơ hoặc có phụ phẩm trồng trọt, chất thải chăn nuôi và có chế phẩm sinh học.

MỤC LỤC  
RelatedPosts
Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét
Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất
Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi
Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?
a) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất cà chua an toàn
b) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất dưa chuột an toàn
c) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất rau muống an toàn
d) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất rau mồng tơi an toàn
e) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất bắp cải an toàn
g) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất củ cải an toàn

RelatedPosts

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?

 

a) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất cà chua an toàn

* Loại phân và liều lượng bón
– Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 25% phân vô cơ kết hợp với 75% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:
+ Phân hữu cơ: 1,5 – 2 tấn phân hữu cơ và 3 – 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 2,5 – 3,5 tấn phân hữu cơ.
+ Phân NPK: 400 – 600 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 140 – 150 kg urê, 185 – 220 kg supe lân và 140 – 150 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 65 – 70 kg N, 30 – 35 kg P2O5 và 85 – 90 kg K2O.
– Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 – 8 tấn.
+ Phân NPK: 400 – 600 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 75 – 85 kg urê, 160 – 190 kg supe lân và 150 – 165 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 – 40 kg N, 25 – 30 kg P2O5 và 90 – 100 kg K2O.
* Phương pháp bón
– Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân khi làm đất.
– Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây cà chua gồm:
+ Thời kỳ hồi xanh: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ bắt đầu xuất hiện hoa: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ ra hoa rộ và bắt đầu đậu quả: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ thu quả đợt đầu: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

b) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất dưa chuột an toàn

* Loại phân và liều lượng bón
– Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 25% phân vô cơ kết hợp với 75% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:
+ Phân hữu cơ: 0,6 – 0,8 tấn phân hữu cơ và 3 – 4 tấn phân chuồng ủ hoặc 1,5 – 2 tấn phân hữu cơ.
+ Phân NPK: 400 – 600 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 75 – 85 kg urê, 160 – 190 kg supe lân và 85 – 100 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 – 40 kg N, 25 – 30 kg P2O5 và 50 – 60 kg K2O.
– Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 – 8 tấn.
+ Phân NPK: 400 – 600 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 45 – 55 kg urê, 190 – 250 kg supe lân và 100 – 115 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 20 – 25 kg N, 30 – 40 kg P2O5 và 60 – 70 kg K2O.
* Phương pháp bón
– Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân, bón khi làm đất.
– Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây dưa chuột gồm:
+ Thời kỳ hồi xanh: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ bắt đầu xuất hiện hoa: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ ra hoa rộ và bắt đầu đậu quả: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ thu quả đợt đầu: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

c) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất rau muống an toàn

* Loại phân và liều lượng bón
– Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:
+ Phân hữu cơ: 1,3 – 1,5 tấn phân hữu cơ và 3 – 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 2,5 – 3 tấn phân hữu cơ.
+ Phân NPK: 200 – 300 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 55 – 65 kg urê, 125 – 155 kg supe lân và 60-65 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 25 – 30 kg N, 20 – 25 kg P2O5 và 35 – 40 kg K2O.
– Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 – 8 tấn
+ Phân NPK: 300 – 400 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 65 – 85 kg urê, 155 – 185 kg supe lân và 85 – 100 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 30 – 40 kg N, 25 – 30 kg P2O5 và 50 – 60 kg K2O.
* Phương pháp bón
Bón lót 100% phân hữu cơ và 100% phân lân (bón khi làm đất). Bón thúc vào thời kỳ cây con và sau mỗi lần thu hoạch (không bón trực tiếp vào cây) với lượng bón từ 20 – 25% NPK, urê và kali clorua.

d) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất rau mồng tơi an toàn

* Loại phân và liều lượng bón
– Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:
+ Phân hữu cơ: 1,3 – 1,5 tấn phân hữu cơ và 3 – 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 2,5 – 3 tấn phân hữu cơ.
+ Phân NPK: 200 – 300 kg NPK (5:10:3). Có thể sử dụng NPK (16:16:8), khi đó sẽ giảm lượng N, P, K nguyên chất.
+ Các loại phân đơn: 55 – 65 kg urê, 125 – 155 kg supe lân và 60 – 65 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 25 – 30 kg N, 20 – 25 kg P2O5 và 35 – 40 kg K2O.
– Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 – 8 tấn
+ Phân NPK: 300 – 400 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 45 – 55 kg urê, 220 – 250 kg supe lân và 75 – 85 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 20 – 25 kg N, 35 – 40 kg P2O5 và 45 – 50 kg K2O.
* Phương pháp bón
Bón lót 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân (bón khi làm đất). Bón thúc vào thời kỳ cây con và sau mỗi lần thu hoạch (không bón trực tiếp vào cây) với lượng bón từ 20 – 25% NPK, urê và kali clorua.

e) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất bắp cải an toàn

* Loại phân và liều lượng bón
– Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:
+ Phân hữu cơ: 2 – 2.5 tấn phân hữu cơ và 3 – 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 3 – 4 tấn phân hữu cơ.
+ Phân NPK: 400 – 600 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 75 – 85 kg urê, 155 – 185 kg supe lân và 150 – 165 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 – 40 kg N, 25 – 30 kg P2O5 và 90 – 100 kg K2O.
– Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 8 – 10 tấn
+ Phân NPK: 400 – 600 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 75 – 85 kg urê, 185 – 220 kg supe lân và 150 – 165 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 35 – 40 kg N, 30 – 35 kg P2O5 và 90 – 100 kg K2O.
* Phương pháp bón
– Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân (bón khi làm đất).
– Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây bắp cải như:
+ Thời kỳ hồi xanh: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ trải lá bàng: bón 20% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ bắt đầu cuốn: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ 10 – 15 ngày sau khi bắt đầu cuốn: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.

g) Kỹ thuật bón phân cho sản xuất củ cải an toàn

* Loại phân và liều lượng bón
– Trường hợp sử dụng phân hữu cơ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng phân bón cho 1 ha:
+ Phân hữu cơ: 1,3 – 1,5 tấn phân hữu biến và 3 – 5 tấn phân chuồng ủ hoặc 2,5 – 3 tấn phân hữu cơ.
+ Phân NPK: 300 – 400 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 55 – 65 kg urê, 185 – 220 kg supe lân và 75 – 85 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 25 – 30 kg N, 30 – 35 kg P2O5 và 45 – 50 kg K2O.
– Trường hợp sử dụng phân chuồng ủ thay thế 50% phân vô cơ kết hợp với 50% phân vô cơ theo tổng mức NPK quy đổi bằng mức bón thông dụng: tổng lượng bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng ủ hoai mục từ phụ phẩm trồng trọt và chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm vi sinh vật (phụ lục 1): 6 – 8 tấn
+ Phân NPK: 300 – 400 kg NPK (5:10:3).
+ Các loại phân đơn: 45 – 55 kg urê, 220 – 250 kg supe lân và 75 – 85 kg kali clorua tương ứng với lượng nguyên chất là: 20 – 25 kg N, 35 – 40 kg P2O5 và 45 – 50 kg K2O.
* Phương pháp bón
– Bón lót: 100% phân hữu cơ và 100% phân supe lân (bón khi làm đất).
– Bón thúc: sử dụng phân NPK, urê và kali clorua, bón vào các thời kỳ sinh trưởng chủ yếu của cây củ cải gồm:
+ Thời kỳ sinh trưởng thân lá: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ bắt đầu tạo củ: bón 30% lượng NPK, urê và kali clorua.
+ Thời kỳ củ phát triển: bón 40% lượng NPK, urê và kali clorua.

BBT (gt)

Nguồn: www.khuyennongvn.gov.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Tags: Kỹ thuật chăn nuôiKỹ thuật trồng trọtPhân hữu cơ

Related Posts

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét
Kỹ thuật chăn nuôi

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

2022-05-24
Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất
Sản xuất

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

2022-05-17
Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

2022-05-17
Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?
Sản xuất

Tin Kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới như thế nào?

2022-05-17
Tin Kinh tế: Các vấn đề người lao động quan tâm cần sớm được giải quyết
Sản xuất

Tin Kinh tế: Các vấn đề người lao động quan tâm cần sớm được giải quyết

2022-05-16
Tin Kinh tế: Năng lượng tái tạo trở thành nhân tố quyết định tương lai kinh tế Việt Nam
Sản xuất

Tin Kinh tế: Năng lượng tái tạo trở thành nhân tố quyết định tương lai kinh tế Việt Nam

2022-05-16
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In