Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Năm, Tháng Năm 19, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Nông nghiệp

Kỹ thuật nhân giống Sơn Tra (Táo Mèo) bằng phương pháp ghép cành

by @Lamkinhte
2021-05-19
in Nông nghiệp
Kỹ thuật nhân giống Sơn Tra (Táo Mèo) bằng phương pháp ghép cành
Cây Sơn Tra Táo Mèo

 

MỤC LỤC  
Cây Sơn Tra là cây gì? Cây Sơn Tra Táo Mèo:
Kỹ thuật ghép cành cây Sơn Tra
RelatedPosts
Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi
Tin Kinh tế: Hợp tác xã thích ứng với thị trường qua chuyển đổi số
Tin Kinh tế: Đoàn đại biểu Đảng ta thăm và làm việc tại Israel
Tin Kinh tế: Việt Nam, Israel hướng tới củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện

Cây Sơn Tra là cây gì? Cây Sơn Tra Táo Mèo:

Cây Sơn Tra (hay còn gọi là Táo Mèo) là loài cây bản địa đa tác dụng, tại Yên Bái, cây Sơn Tra mọc tự nhiên và thường được trồng từ hạt tại các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn…

SƠN TRA VIỆT NAM. Tên khoa học: Loại 1 là Cây táo mèo: Docynia indica Dec, họ Hoa hồng (Rosaceae), còn gọi là Chitôdi (H;Mông); Loại 2 là Cây chua đất – Docynia doumeri Schneid, họ Hoa hồng, còn gọi là cây Sán sả (Tày).. Bộ phận dùng: Dùng Quả chín, đã thái lát (Phiến) và chế biến khô của 2 cây táo mèo, vị chua chát …Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả thags 9-10, cây này thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhân dân ở đay cũng bán sang Trung Quốc với tên sơn tra. Cây táo mèo, còn gọi là chi tô di (Mèo) có tên khoa học Docynia indica (Mall.) Dec. cùng thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae).

Diện tích cây Sơn Tra có nhiều nhất tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, khoảng 2.422 ha. Theo thống kê, tính đến tháng 8 năm 2017 tổng diện tích cây Sơn Tra trên toàn tỉnh là 5.060 ha, sản lượng trung bình đạt 1,3-1,5 tấn/ha. Sơn tra là loài ưa sáng, thường mọc rải rác trong rừng hoặc thành quần thể thuần loài trong trảng cây bụi, ven đồi, suối, sườn núi ở độ cao 1.000 m so với mực nước biển. Ngoài tác dụng là loài cây phụ trợ trồng trong rừng phòng hộ, trong những năm gần đây giá trị của việc trồng cây Sơn Tra lấy quả đem lại thu nhập cho người dân địa phương tham gia bảo vệ và phát triển rừng, được người dân quan tâm đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ. Đây là loài cây trồng bản địa hoàn toàn phù hợp với điều kiện lập địa và tập quán canh tác của người dân vùng cao phía tây của tỉnh Yên Bái nhất là đồng bào dân tộc Mông sống gắn bó với rừng.

Kỹ thuật ghép cành cây Sơn Tra

Các bước kỹ thuật ghép cành cây Sơn tra (đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật về chuỗi hành trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo Quyết định số 89/2005/ QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp), cụ thể như sau: cành ghép sau khi mang về vườn ươm, kiểm tra xong được cắt ra từng đoạn ngắn chiều dài 7 – 10 cm, trên đó chứa 2 – 4 mắt ngủ. Tiếp theo, dùng kéo cắt ngang cây con, chỉ để thân cây cao 25 – 30 cm tính từ mặt bầu. Duy trì các cành cây trên thân gốc ghép để cây quang hợp nuôi mắt ghép. Các bước tiếp theo, dùng dao thật sắc cắt vát đầu trên của thân cây và cắt vát một đầu của cành ghép, độ dài vết cắt vát 3 – 5cm. Lựa làm sao cho vết cắt vát của gốc ghép và cành ghép tương đối như nhau, để vết ghép khít vào nhau. Tránh vết cắt bị dập nát. Sau đó trùm một túi ni lông bao lên toàn bộ cành ghép và vết ghép. Túm và buộc chặt đầu dưới túi ni lông vào thân cây ghép sát với đầu dưới của vết ghép, để tránh nước và vi khuẩn xâm nhập vào vết ghép.

Qua quá trình chăm sóc cây Sơn tra, cho thấy: sau khi ghép được 15 đến 20 ngày, cành ghép bắt đầu nẩy chồi, sau 25 ngày cành ghép liền sẹo và mắt ghép nẩy chồi từ 2 đến 4 cặp lá. Tỷ lệ nảy mầm của cây ghép Sơn Tra sau 20 ngày trung bình cả 3 đợt ghép đạt 49,80%; sau 25 ngày đạt 58,20 %; sau 60 ngày đạt: 70,06 % (tương ứng có 7.071 cây bật mầm/ 10.093 tổng số cây ghép), cây đạt chiều cao cành ghép trung bình là 47,3 cm. Tiếp đó tiến hành đảo bầu với số lượng 6.880 cây Sơn tra ghép, chia thành 2 mức độ sinh trưởng theo chiều cao cành ghép, cụ thể: 5.030 cây có chiều cao cành ghép từ 30 cm trở lên và 1.850 cây có chiều cao cành ghép dưới 30 cm.

Nhận thấy những giá trị và tiềm năng phát triển của cây Sơn Tra, ngày 30 tháng 9 năm 2016 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã phê duyệt Đề án phát triển cây Sơn tra tại hai huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải tại Quyết định số 2412/QĐ-UBND (giai đoạn 2016 – 2020). Mục tiêu của Đề án phát triển cây Sơn tra đề ra là: Phấn đấu đến năm 2020 tổng diện tích trồng cây Sơn tra toàn tỉnh đạt 10.000 ha, thực hiện trồng mới 6.200 ha Sơn tra. Để thực hiện thành công Đề án phát triển cây Sơn Tra tại hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải thì từ nay đến 2020 cần triển khai trồng mới 4.940 ha.

Tuy nhiên, việc sản xuất cây giống Sơn Tra trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn chủ yếu theo phương thức nhân giống hữu tính (gieo hạt và ươm trong bầu đất) cây giống đạt tiêu chuẩn đem đi trồng. Ưu điểm của phương thức này: Dễ làm, ít tốn công, giá thành cây giống thấp. Nhược điểm là cây giống bằng hạt có độ phân ly cao, không đồng nhất, đặc biệt là thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài từ 4 đến 5 năm sau trồng cây mới cho quả, tỷ lệ cây không cho quả còn cao.

Từ thực tế trên, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân giống Sơn Tra (Táo mèo) bằng phương pháp ghép cành tại huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái”. Mục tiêu của dự án là tiếp nhận và làm chủ được kỹ thuật ghép

Tác dụng của Cây Sơn Tra Táo Mèo
Tác dụng của Cây Sơn Tra Táo Mèo

Th.s Nguyễn Thành Hưng – Cán bộ kỹ thuật của Trung tâm – chủ nhiệm dự án, đang kiểm tra cây trội để lấy cành ghép vật liệu làm giàn che nắng cho vườn ươm cành cây Sơn Tra ghép, chứng minh được việc ghép cây Sơn Tra có thành công hay không ngay tại địa phương. Đây là cơ sở để giúp các huyện vùng cao được tiếp cận kỹ thuật ghép và chủ động xây dựng vườn ươm sản xuất cây ghép cung cấp cho người dân vùng cao trồng rừng thông qua các chương trình của huyện. Dự án được sử dụng 100 % nguồn vốn sự nghiệp khoa học.

Về địa điểm: lựa chọn vườn ươm tại Khu 3, thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, với tổng diện tích đất 400m2. Thời gian thực hiện dự án 29 tháng (từ tháng 8 năm 2015 đến tháng 12 năm 2017) để làm vườn ươm cây giống Sơn tra ghép cành. Để đảm bảo tiến độ dự án đề ra, ngay sau khi ký hợp đồng thuê đất làm vườn ươm, đơn vị chủ trì đã chuẩn bị đầy đủ các loại vật tư, nguyên và tiến hành san gạt lại mặt bằng, làm cỏ, lên luống, dựng khung giàn che nắng.

Từ ngày 15/8 đến ngày 20/8/2015 nhóm thực hiện cùng đơn vị chủ trì tiến hành khảo sát các vườm ươm của Ban quản lý rừng phòng hộ Trạm Tấu, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Mù Cang Chải và một số vườn ươm của các hộ dân trên địa bàn 2 huyện. Đã lựa chọn và ký Hợp đồng mua bán cây giống gốc ghép Sơn tra với Ban Quản lý rừng phòng hộ Mù Cang Chải, số lượng 12.500 cây. Tiêu chuẩn cây giống lựa chọn: Chiều cao cây trung bình 47,7cm, cây 6 tháng tuổi, cây giống có nguồn gốc lô giống rõ ràng, đã được Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Yên Bái công nhận và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây trồng lâm nghiệp Mã số: SM.11.53 đến SM.11.77. Cây không bị sâu bệnh, không bị dập gẫy và được giao Tư vấn chuyển giao kỹ thuật nhân giống cây Sơn Tra bằng phương pháp ghép cành nhận tại vườn ươm khu 3, thị trấn Trạm tan chảy băng trên luống, dùng nilon che phủ theo từng luống giữ ấm cho cây, gỡ bỏ và thay những phần lưới che nắng bị rách, uốn dựng lại cột. Kết quả, đợt băng giá không làm gẫy cây gốc ghép Sơn Tra, nhưng phần nào đã ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng phát triển của cây gốc ghép.

Kết quả sau 12 tháng chăm sóc, đến thời điểm ghép tỷ lệ sống đảm bảo

Tiếp đó đơn vị chủ trì đã ký kết hợp đồng thuê khoán lao động phổ thông để trực tiếp thực hiện các nội dung công việc như sàng đất, phối trộn ruột bầu chuyển từ bầu nhỏ sang bầu to với số lượng 12.500 cây. Các bước tiếp theo là cấy chuyển cây, xếp cây vào luống đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật và sắp xếp cây ổn định. Trong quá trình thực hiện chăm sóc cây gốc ghép đã xảy ra 01 đợt băng giá, mưa tuyết bắt đầu từ ngày 24/01/2016 tại thị trấn Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến mô hình nhân giống cây Sơn Tra. Khắc phục thực trạng đó, đơn vị chủ trì dự án đã cử cán bộ kỹ thuật có mặt kịp thời cùng với chủ hộ để khắc phục vườn ươm như: Dùng nước tưới vào luống cây gốc Sơn tra ghép để 100%, đã tiến hành lọc cây nhỏ chưa đạt tiêu chuẩn ra luống riêng, số lượng cây đạt tiêu chuẩn ghép là 10.093 cây (đạt tỷ lệ 85%). Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây trung bình sau 3 tháng chăm sóc tại vườn ươm đạt 48,54 cm/cây, sau 6 tháng đạt 58 cm/cây (giai đoạn này mùa đông cây phát triển chậm). Chiều cao cây trung bình sau 9 tháng đạt 69 cm/cây và sau 12 tháng đạt 81,02 cm/cây, cây sinh trưởng phát triển mạnh đạt tiêu chuẩn làm cây gốc ghép. Tốc độ sinh trưởng đường kính gốc trung bình của cây gốc ghép sau 3 tháng chăm sóc tại vườn ươm đạt 0,448 cm/cây, sau 6 tháng đạt 0,589 cm/cây (giai đoạn này mùa đông cây phát triển chậm). Đường kính gốc trung bình của cây gốc ghép sau 9 tháng chăm sóc đạt 0,72 cm/cây và 12 tháng cây đạt 0,86 cm/cây.

Từ những kết quả đạt được như trên, nhóm thực hiện dự án đã triển khai các bước kỹ thuật ghép cành cây Sơn tra (đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật về chuỗi hành trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp theo Quyết định số 89/2005/ QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp), cụ thể như sau: cành ghép sau khi mang về vườn ươm, kiểm tra xong được cắt ra từng đoạn ngắn chiều dài 7 – 10 cm, trên đó chứa 2 – 4 mắt ngủ. Tiếp theo, dùng kéo cắt ngang cây con, chỉ để thân cây cao 25 – 30 cm tính từ mặt bầu. Duy trì các cành cây trên thân gốc ghép để cây quang hợp nuôi mắt ghép. Các bước tiếp theo, dùng dao thật sắc cắt vát đầu trên của thân cây và cắt vát một đầu của cành ghép, độ dài vết cắt vát 3 – 5cm. Lựa làm sao cho vết cắt vát của gốc ghép và cành ghép tương đối như nhau, để vết ghép khít vào nhau. Tránh vết cắt bị dập nát. Sau đó trùm một túi ni lông bao lên toàn bộ cành ghép và vết ghép. Túm và buộc chặt đầu dưới túi ni lông vào thân cây ghép sát với đầu dưới của vết ghép, để tránh nước và vi khuẩn xâm nhập vào vết ghép.

Qua quá trình chăm sóc cây Sơn tra, cho thấy: sau khi ghép được 15 đến 20 ngày, cành ghép bắt đầu nẩy chồi, sau 25 ngày cành ghép liền sẹo và mắt ghép nẩy chồi từ 2 đến 4 cặp lá. Tỷ lệ nảy mầm của cây ghép Sơn Tra sau 20 ngày trung bình cả 3 đợt ghép đạt 49,80%; sau 25 ngày đạt 58,20 %; sau 60 ngày đạt: 70,06 % (tương ứng có 7.071 cây bật mầm/ 10.093 tổng số cây ghép), cây đạt chiều cao cành ghép trung bình là 47,3 cm. Tiếp đó tiến hành đảo bầu với số lượng 6.880 cây Sơn tra ghép, chia thành 2 mức độ sinh trưởng theo chiều cao cành ghép, cụ thể: 5.030 cây có chiều cao cành ghép từ 30 cm trở lên và 1.850 cây có chiều cao cành ghép dưới 30 cm.

Sau khi đảo bầu, tiếp tục tiến hành chăm sóc cây Sơn Tra ghép đảm bảo quy trình kỹ thuật. Đến tháng 9 năm 2017 tiến hành kiểm đếm lại và phân loại cây, cho kết quả như sau: tổng số cây trong vườn ươm còn sống là 6.030 cây, bị chết 850 cây; loại bỏ 200 cây yếu, xấu; còn lại 5.830 cây, trong đó: có 4.295 cây đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn (Là cây có chiều cao cành ghép từ 40 cm trở lên).

Từ những kết quả đạt được như trên, ngày 04/12/2017 Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Yên Bái đã phối hợp với các tổ chức liên quan để tổ chức hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá kết quả thực hiện dự án. Kết quả: 100% thành viên Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đánh giá dự án xếp loại “Đạt”, đủ điều kiện để đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh./.

RelatedPosts

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

Tin Kinh tế: Hợp tác xã thích ứng với thị trường qua chuyển đổi số

Tin Kinh tế: Đoàn đại biểu Đảng ta thăm và làm việc tại Israel

Tin Kinh tế: Việt Nam, Israel hướng tới củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện

5/5 - (9 bình chọn)
Tags: Khuyến nôngLàm kinh tếNông nghiệp

Related Posts

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

2022-05-17
Tin Kinh tế: Hợp tác xã thích ứng với thị trường qua chuyển đổi số
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Hợp tác xã thích ứng với thị trường qua chuyển đổi số

2022-05-14
Tin Kinh tế: Đoàn đại biểu Đảng ta thăm và làm việc tại Israel
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Đoàn đại biểu Đảng ta thăm và làm việc tại Israel

2022-05-14
Tin Kinh tế: Việt Nam, Israel hướng tới củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Việt Nam, Israel hướng tới củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện

2022-05-14
Tin Kinh tế: Tăng cường hợp tác toàn cầu vì một biển xanh, trong lành và kinh tế đại dương
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Tăng cường hợp tác toàn cầu vì một biển xanh, trong lành và kinh tế đại dương

2022-05-13
Tin Kinh tế: Thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân
Nông nghiệp

Tin Kinh tế: Thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm của người nông dân

2022-05-13
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In