Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Bảy, Tháng Năm 28, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021

TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG 2021

by @Lamkinhte
2021-04-22
in Kinh tế
MỤC LỤC  
Kinh tế Việt Nam năm 2020
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021
RelatedPosts
Google tung ra bản cập nhật cốt lõi mới: Ý nghĩa của điều này đối với doanh nghiệp
When Is An HMO Licence Required for A Rental Property?
Khuyến khích quản lý doanh nghiệp (EMI) có thể mang lại lợi ích như thế nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách giữ chân nhân viên
Tại sao các công ty có thể coi Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu là một cơ hội

Kinh tế Việt Nam năm 2020

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021
Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021
Key: Covid-19 , Tăng trưởng kinh tế , Lạm phát , Đầu tư công , Tiền tệ

Đại dịch Covid-19 đã lan rộng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế toàn cầu trong năm 2020. Nếu như nửa đầu năm 2020 chứng kiến sự suy giảm sâu, thì nửa cuối của năm lại cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ của sản xuất và tiêu dùng ở nhiều nền kinh tế trên thế giới khi các biện pháp phong tỏa xã hội được gỡ bỏ. Tuy nhiên, sự hồi phục này đang chậm lại và trở nên mong manh khi đại dịch tái bùng phát kể từ mùa đông. Mặc dù vắc-xin đã được phê duyệt và triển khai ở nhiều nước, nhưng cho tới khi nó được triển khai trên diện rộng và chứng minh được hiệu quả thì kinh tế toàn cầu có lẽ sẽ chưa thể hồi phục về mức trước đại dịch.
Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới. Sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và trì hoãn các dòng thương mại và đầu tư quốc tế khiến cho cỗ xe kinh tế Việt Nam phải khựng lại ít nhiều, bất chấp những lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do và sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư toàn cầu đem lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặc dù dương, nhưng là thấp nhất kể từ Đổi Mới. Những nỗ lực mở rộng tài khóa và tiền tệ của Chính phủ đã phần nào giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua những khó khăn trong đại dịch, nhưng cũng làm nảy sinh các hiệu ứng phụ. Các thị trường tài sản bước đầu xuất hiện những dấu hiệu của bong bóng giá. Khu vực tài chính hưởng lợi nhiều hơn từ sự mở rộng tiền tệ thay vì khu vực sản xuất. Trong khi đó, nguồn lực tài chính hạn hẹp vẫn là điểm yếu cố hữu của nền kinh tế trong nhiều năm qua. Do vậy, trong bài viết này, chúng tôi cố gắng cung cấp một bức tranh toàn cảnh về kinh tế Việt Nam trong năm 2020, chỉ ra những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt và gợi ý một số Số 283 tháng 01/2021 3
khuyến nghị chính sách để có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn nếu như đại dịch chưa thể hoàn toàn qua đi trong năm 2021.

    • 1. Điểm sáng từ sản xuất nông nghiệp, sản xuất hướng ra xuất khẩu và dịch vụ tài chín
    • 2. Các thành phần tổng cầu tăng giảm không đồng đều
    • 3. Giá cả tiêu dùng có xu hướng tăng chậm lại.
    • 4. Tăng trưởng cung tiền và tín dụng không tương xứng với tăng trưởng kinh tế, giá tài sản tăng mạnh
    • 5. Ngân sách khó khăn

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2021

So với một năm trước đây khi Covid-19 bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới thì tương lai kinh tế đã bớt bất định hơn nhờ kinh nghiệm ứng phó với bệnh dịch và việc triển khai tiêm phòng vac-xin ở nhiều nước lớn trên thế giới. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế thế giới vẫn phụ thuộc vào khả năng kiểm soát bệnh dịch trên quy mô toàn cầu mà điều này khó có thể xảy trong vòng một năm tới. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể khá cao chủ yếu là nhờ xuất phát từ một nền tảng rất thấp của năm 2020, tuy nhiên các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại hoàn toàn bình thường như trước đại dịch ít nhất là cho tới những tháng cuối cùng của năm. Các chính sách hỗ trợ tăng trưởng và đảm bảo anh sinh xã hội được dự báo vẫn tiếp tục diễn ra với quy mô lớn, đặc biệt là ở các nước phát triển. IMF và OECD lần lượt ước tính tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu là 5,2% và 4,25% trong năm 2021.
Động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo tiếp tục đến từ xuất khẩu và đầu tư công. Với việc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam (mặc dù có chậm lại do tác động của đại dịch) thì xuất khẩu của khu vực này vẫn đóng vai trò quan trọng bậc nhất cho tăng trưởng của nền kinh tế trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, tốc độ tăng xuất khẩu sẽ phụ thuộc nhiều vào sự hồi phục của kinh tế thế giới và xuất khẩu
của những mặt hàng truyền thống vốn chịu ảnh hưởng nặng nề trong năm qua. Trong khi đó, đóng góp trực tiếp của đầu công vào tăng trưởng sẽ không cao như năm 2020 do hạn hẹp về nguồn lực tài khóa. Tổng số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước năm 2021 dự kiến là hơn 477 nghìn tỷ VND, chỉ tăng 1,4% so với kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020. Bên cạnh đó, sự mở rộng tiền tệ hay hạ lãi suất chủ yếu có vai trò giúp hạ gánh nặng nợ lãi của các khoản vay hiện tại, hơn là thúc đẩy các khoản vay mới để mở rộng sản xuất. Một khi khả năng kiểm soát đại dịch chưa chắc chắn, niềm tin chưa quay trở lại thì đầu tư của các doanh nghiệp sẽ khó tăng mạnh ngay cả khi lãi suất có thực sự giảm. Nhiều ngành dịch vụ được dự kiến chưa thể hồi phục trong năm tới. Do vậy, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể dao động trong khoảng từ 4 – 6% trong năm 2021.
Giá cả tiêu dùng được dự kiến sẽ tiếp tục có mức tăng vừa phải bởi các yếu tố gây tăng giảm đan xen. Có nhiều yếu tố khiến giá cả tiêu dùng có thể tăng nhanh hơn trong năm 2021. Thứ nhất, sự hồi phục ít nhiều của nền kinh tế thế giới sẽ khiến nhu cầu và giá các loại nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tăng và duy trì ở mức cao hơn so với mức trung bình của năm 2020. Thứ hai, sự lên giá của bất động sản và chứng khoán trong thời gian qua có thể sẽ lan tỏa sang giá cả tiêu dùng khi nó làm tăng tài sản, và do vậy là tiêu dùng của nhiều người trong xã hội, đặc biệt là sau thời kỳ bệnh dịch. Ngoài ra, sau khi trì hoãn trong năm nay, lộ trình tăng giá đối một số mặt hàng thuộc diện quản lý của nhà được dự kiến sẽ diễn ra trong năm tới, góp phần làm gia tăng lạm phát.
Ở chiều ngược lại, việc duy trì giá trị VND so với USD sẽ giúp Việt Nam hạn chế được lạm phát nhập khẩu. Nền kinh tế chưa thể quay trở lại bình thường cũng có nghĩa là thu nhập của phần lớn dân cư còn bị ảnh hưởng (tăng chậm hoặc thậm chí giảm), do vậy nhu cầu và giá cả tiêu dùng khó có thể tăng nhanh. Nếu không có bất thường về thiên tai trong nông nghiệp, giá cả tiêu dùng được dự kiến sẽ tăng ở mức vừa phải, từ 3-4% trong năm 2021.
Trong khoảng 10 năm gần đây tốc độ tăng cung tiền và tín dụng ở Việt Nam còn rất cao so với các nước trong khu vực cũng như so với tăng trưởng của nền kinh tế thực. Tốc độ tăng cung tiền trung bình trong giai đoạn 2011-2015 là 16,7% và giảm nhẹ xuống còn 14,9% trong giai đoạn 2016-2020. Trong khi đó, tốc độ tăng GDP danh nghĩa chỉ lần lượt là 14,5% và 8,5% trong các giai đoạn tương ứng. Hệ quả là, tỷ lệ cung tiền/GDP và tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam tăng rất mạnh. Tỷ lệ M2/GDP tăng từ 1,12 trong năm 2010 lên 1,44 trong năm 2015, và 1,92 tính đến cuối năm 2020. Tỷ lệ tín dụng/GDP cũng tăng từ 1,02 trong năm Số 283 tháng 01/2021 9
2011 lên 1,11 trong năm 2015, và khoảng 1,46 tính đến cuối năm 2020 (Hình 6a). Trong khi đó, tỷ lệ M2/
GDP của các nước khác trong ASEAN-5 (Malaysia, Indonesia, Thailand, Phillipines và Việt Nam) là ổn định trong suốt thời kỳ vừa qua (Hình 6b). Cùng với lãi suất thực dương, tỷ lệ cung tiền/GDP thấp chính là “dư địa” chính sách tiền tệ mà ngân hàng trung ương một nước có thể sử dụng để mở rộng tiền tệ (hạ lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng mà không hoặc ít gây lạm phát và/hoặc bong bóng giá tài sản) khi nền kinh tế gặp phải các cú sốc tiêu cực. Tuy nhiên, dư địa này không có nhiều trước thời kỳ Covid-19 và càng hạn hẹp tính đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam. Nó cũng khiến nền kinh tế luôn phải đối mặt với sức ép tiềm ẩn về lạm phát hoặc bong bóng giá tài sản. Do vậy, thay vì duy trì mục tiêu tăng trưởng cung tiền và tín dụng cao như một thành tích, Việt Nam nên sử dụng Quy tắc mục tiêu GDP danh nghĩa làm căn cứ để điều hành chính sách tiền tệ. Theo quy tắc này, Ngân hàng Nhà nước nên công bố mục tiêu với tăng trưởng GDP danh nghĩa (tính theo giá hiện hành) – một thước đo đại diện rất tốt cho tổng cầu của nền kinh tế. Nếu GDP danh nghĩa tăng thấp hơn mức mục tiêu này, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cung tiền, mở rộng tín dụng nhằm kích thích tổng cầu và ngược lại. Bằng cách này, tốc độ tăng cung tiền và tín dụng sẽ bám sát với tốc độ tăng GDP danh nghĩa và tỷ lệ cung tiền (tín dụng)/
GDP được duy trì ổn định, là cơ sở cho việc giữ ổn định kinh tế vĩ mô và tạo ra những dư địa chính sách cần thiết khi phải đối mặt với cú sốc trong tương lai.
Quy mô nợ công tăng nhanh về giá trị tuyệt đối và so với tỷ lệ thu ngân sách trong nhiều năm qua cũng khiến cho Việt Nam hầu như không có dư địa tài khóa. Thu ngân sách hầu như chỉ đủ trang trải chi thường xuyên và trả nợ lãi. Chi đầu tư phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào vốn vay. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ đã chạm ngưỡng 25% thu ngân sách và dự kiến tiếp tục duy trì ở mức cao trong vài năm tới. Do vậy, chính sách tài khóa cần phải chi tiêu đúng trọng tâm, tiết kiệm, hỗ trợ các đối tượng thực sự cần thiết. Ưu tiên cao nhất là hỗ trợ những người mất việc làm, kể cả khu vực chính thức và phi chính thức. Tiếp đến, các hỗ trợ về chi phí đối với doanh nghiệp bị ảnh hưởng như miễn giảm phí công đoàn, lãi vay, tiền thuê đất,… nên được thực hiện nếu có nguồn lực. Tất cả các biện pháp hỗ trợ về thuế thu nhập hay chi tiêu hàng xa xỉ nên được xóa bỏ. Đầu tư công chỉ nên tập trung và đẩy nhanh vào các dự án trọng điểm quốc gia đã có kế hoạch. Các dự án đầu tư không thiết yếu ở các địa phương cần được chấn chỉnh. Tiết kiệm chi thường xuyên cũng là một định hướng quan trọng khi Covid-19 vẫn là một ẩn số, tương lai của nền kinh tế vẫn còn bất định. Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn đang thực hiện nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid–19, Việt Nam nên kiên trì với những cải cách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch.
Tài liệu tham khảo IMF (2020), World Economic Outlook: A Long and Difficult Ascent, International Monetary Fund.
OECD (2020), OECD Economic Outlook, Volume 2020 Issue 2, DOI: https://doi.org/10.1787/16097408.
Ngân hàng Nhà nước (2020a), Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19, ban hành ngày 13 tháng 3 năm 2020.
Ngân hàng Nhà nước (2020b), Thông tư 08/2020/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TTNHNN ngày 11 tháng 11 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 14 tháng 8 năm 2020.

RelatedPosts

Google tung ra bản cập nhật cốt lõi mới: Ý nghĩa của điều này đối với doanh nghiệp

When Is An HMO Licence Required for A Rental Property?

Khuyến khích quản lý doanh nghiệp (EMI) có thể mang lại lợi ích như thế nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách giữ chân nhân viên

Tại sao các công ty có thể coi Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu là một cơ hội

Tổng cục Thống kê (2020), Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2020, Hà Nội.
Ghi chú:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021, tỷ lệ này được áp dụng 40%. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022 giảm còn 37%. Từ ngày 01 tháng 10 năm 2022 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2023 giảm còn 34% và từ ngày 01 tháng 10 năm 2023 là 30%.

Tóm tắt
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế lan rộng toàn cầu, Việt Nam là một trong vài điểm sáng hiếm hoi khi đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,91% trong năm 2020. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ đầu tư công và xuất khẩu của khu vực FDI. Bên cạnh đó, lạm phát được kiểm soát ở mức khá thấp bất chấp những nỗ lực mở rộng cả tiền tệ và tài khóa. Tuy nhiên, bong bóng giá tài sản đang hình thành, thiếu hụt nguồn lực tài chính công và dư địa tiền tệ hạn hẹp là những thách thức mà Việt Nam có thể phải đối mặt để có thể đạt được mức tăng trưởng cao hơn nếu như đại dịch chưa thể hoàn toàn qua đi trong năm 2021.
Từ khóa: Covid-19; Tăng trưởng kinh tế; Lạm phát; Đầu tư công; Tiền tệ

Xem Tài liệu PDF miễn phí đầy đủ tại đây

5/5 - (4 bình chọn)
Tags: Covid-19Lạm phátTăng trưởng kinh tếTiền tệĐầu tư công

Related Posts

Google tung ra bản cập nhật cốt lõi mới: Ý nghĩa của điều này đối với doanh nghiệp
Kinh tế

Google tung ra bản cập nhật cốt lõi mới: Ý nghĩa của điều này đối với doanh nghiệp

2022-05-27
When Is An HMO Licence Required for A Rental Property?
Kinh tế

When Is An HMO Licence Required for A Rental Property?

2022-05-26
Khuyến khích quản lý doanh nghiệp (EMI) có thể mang lại lợi ích như thế nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách giữ chân nhân viên
Kinh tế

Khuyến khích quản lý doanh nghiệp (EMI) có thể mang lại lợi ích như thế nào cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm cách giữ chân nhân viên

2022-05-26
Tại sao các công ty có thể coi Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu là một cơ hội
Kinh tế

Tại sao các công ty có thể coi Khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu là một cơ hội

2022-05-26
Phòng chống bồi hoàn trong thời gian thực: Lầm tưởng hay Sự thật?
Kinh tế

Phòng chống bồi hoàn trong thời gian thực: Lầm tưởng hay Sự thật?

2022-05-26
Hành tinh cho thuê: Nổi bật với Dịch vụ khách hàng huyền thoại
Kinh tế

Hành tinh cho thuê: Nổi bật với Dịch vụ khách hàng huyền thoại

2022-05-26
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

Latest posts

Công Ty Cổ Phần Nộp Thuế Trên Tài Khoản Là Gì?

Cách Đóng Một Công Ty TNHH Chưa Từng Giao Dịch

Kỹ thuật chăn nuôi: Tăng cường sức khoẻ cho vật nuôi khi thời tiết giá rét

Động lực để thành công | USC Marshall

Tin Kinh tế: Kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong làn sóng dịch bệnh nghiêm trọng nhất

Tin Kinh tế: Cử tri Cần Thơ bức xúc về kinh tế phục hồi

Load More

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In