Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Tư, Tháng Năm 25, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Thêm đề xuất về “3 tại chỗ”

by @Lamkinhte
2021-08-15
in Kinh tế


Là công ty chế biến điều xuất khẩu nằm trong tốp đầu của Hiệp hội Điều Việt Nam nhưng khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, doanh nghiệp (DN) chúng tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Để sản xuất không bị gián đoạn và duy trì công ăn việc làm cho người lao động, công ty đã bố trí cho công nhân sản xuất “3 tại chỗ” ngay khi chính quyền địa phương có yêu cầu. Thời điểm đó, để thuyết phục công nhân ở lại nhà máy làm việc là cả một vấn đề. Bởi lẽ, đa số họ là lao động nữ, cũng là người dân địa phương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nơi công ty đặt nhà máy sản xuất điều xuất khẩu. Nhiều người có gia đình, con cái nên không thể ép họ ở lại nhà máy thời gian dài được.

RelatedPosts

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất

Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse

Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch

Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?

Chúng tôi hứa là nếu trong 4 tuần, tình hình dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát, địa phương tiếp tục giãn cách xã hội, công ty sẽ dừng “3 tại chỗ” và cho công nhân về nhà. Cuối tuần vừa rồi là hết 28 ngày nên công ty quyết định cho công nhân nghỉ. Đã hứa thì phải giữ lời, họ đã cùng nhau sản xuất suốt cả tháng trời cũng là sự hy sinh, đóng góp với công ty rồi.

Thêm đề xuất về “3 tại chỗ”

Công nhân Công ty TNHH Cao Phát đang sản xuất tại nhà máy khi giãn cách xã hội

Lúc này, nhìn lại 1 tháng triển khai “3 tại chỗ”, chúng tôi mới thấy khó khăn của công ty cũng là khó khăn chung của các DN ngành điều khi thực hiện mô hình này. Bởi lẽ, hầu hết DN ngành điều đều đặt nhà máy ở vùng nông thôn (vùng nguyên liệu) nên sử dụng lao động tại chỗ là chủ yếu. Người lao động nông thôn chủ yếu là nữ, vướng bận chuyện gia đình, con cái nên không có thói quen ở xa nhà như ở thành phố hay khu công nghiệp. Vì vậy, DN không thể duy trì “3 tại chỗ” quá lâu.

Một vấn đề khác, trước khi địa phương áp dụng Chỉ thị 16, công ty tôi có hơn 650 lao động, lúc áp dụng “3 tại chỗ” chỉ còn 320 lao động đồng ý ở lại nhà máy ăn ngủ, làm việc nên công suất giảm hơn 50%, dẫn đến không kịp tiến độ giao hàng cho các hợp đồng đã ký kết. Chưa kể, tâm lý không thoải mái nên năng suất lao động của công nhân cũng giảm đáng kể. Công suất giảm mạnh dẫn đến chậm tiến độ giao hàng, khách hàng có quyền hủy đơn hàng và yêu cầu chúng tôi đền bù. Một số khách hàng chấp nhận giao hàng trễ nhưng bắt công ty phải gánh chịu phần chi phí vận chuyển quốc tế trong lúc cước vận tải biển đang rất cao.

Ngoài ra, công ty phải lo rất nhiều thứ – từ chỗ ăn, chỗ ngủ đến ăn uống, điện nước, vệ sinh, giặt giũ… và cả chi phí xét nghiệm nhanh 3 ngày/lần (238.000 đồng/người) – tính ra gần 300.000 đồng/ngày cho mỗi công nhân để ở lại nhà máy làm việc. Chi phí này gần bằng với mức lương hằng ngày của công nhân nhưng hiệu quả mang lại rất thấp. Chưa hết, cuộc sống của người lao động và hoạt động của DN gần như bị đảo lộn hoàn toàn, nên chúng tôi xem “3 tại chỗ” chỉ là cách cầm cự để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng chứ không đạt hiệu quả như mong muốn.

Thời điểm hiện tại, khi công ty tạm ngừng sản xuất, thiệt hại còn lớn hơn do vẫn phải trả nợ ngân hàng, đóng bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hiểm tai nạn cho công nhân viên, tốn phí lưu bãi container, xử lý hàng tồn kho… Song, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác.

Do đó, chúng tôi kiến nghị chính quyền tạo điều kiện cho DN, đặc biệt là các DN ở “vùng xanh”, tạm ngừng mô hình “3 tại chỗ”, cho phép người lao động chỉ được di chuyển từ nhà đến nhà máy và ngược lại. DN chịu trách nhiệm giám sát cung đường của người lao động và cam kết với chính quyền. Bên cạnh đó, nới thời gian xét nghiệm nhanh Covid-19 từ 3 ngày lên 7 ngày và cho phép test mẫu gộp, mẫu đại diện tầm 30% tổng lao động (hiện DN đã cho công nhân test 7-8 lần). Đặc biệt, cần ưu tiên tiêm vắc-xin cho người lao động ngành điều để hoạt động sản xuất được liên tục, tránh đứt gãy đơn hàng với đối tác. 

Mới đây, khi có thông tin cho phép địa phương và DN quyết định về “3 tại chỗ”, chúng tôi có liên hệ với Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị được thực hiện theo mô hình mới này nhưng huyện nói không thể giải quyết mà phải chờ xin ý kiến từ tỉnh.

(*) Xem Báo Người Lao Ðộng từ số ra ngày 13-8



Trang tổng hợp Làm kinh tế, nguồn tham khảo; https://nld.com.vn/kinh-te/them-de-xuat-ve-3-tai-cho-20210815201235403.htm
Đánh giá Làm kinh tế
Tags: Mô hình Sản xuất

Related Posts

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất
Kinh tế

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất

2022-05-13
Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse
Kinh tế

Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse

2022-05-12
Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch
Kinh tế

Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch

2022-05-12
Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?
Kinh tế

Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?

2022-05-12
Guide To The New Electrical Rules For Landlords
Kinh tế

Guide To The New Electrical Rules For Landlords

2022-05-11
Thương mại điện tử và Truyền thông xã hội: Vai trò đang thay đổi
Kinh tế

Thương mại điện tử và Truyền thông xã hội: Vai trò đang thay đổi

2022-05-11
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In