Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Tư, Tháng Năm 25, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Mâu thuẫn giám sát kiểm toán Mỹ-Trung lên mức “đỉnh điểm”

by @Lamkinhte
2021-08-28
in Kinh tế



BNEWS
Cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới, liên quan tới các công ty Trung Quốc niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, đang bước vào “đỉnh điểm”.

Trong bài phân tích đăng tải trên tờ Sydney Morning Herald, nhà báo chuyên về kinh tế Stephen Bartholomeusz nhận định rằng vào cuối năm ngoái, chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump đã thành công trong việc thúc đẩy Quốc hội thông qua luật mới quy định các công ty Trung Quốc sẽ bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ nếu không cung cấp thông tin kế toán, bao gồm cả các văn bản làm việc của kiểm toán viên, và cho phép Hội đồng Giám sát Kế toán Công ty Đại chúng Mỹ (PCAOB) được kiểm tra các thông tin đó. 
PCAOB là một tập đoàn phi lợi nhuận được thành lập theo Đạo luật SarbanesTHER Oxley năm 2002, sau vụ bê bối kế toán của công ty năng lượng Enron của Mỹ. PCAOB giám sát hoạt động kiểm toán của các công ty đại chúng và các tổ chức phát hành khác, nhằm đảm bảo tính toàn vẹn và chất lượng của các cuộc kiểm toán công ty đại chúng ở Mỹ.
Luật yêu cầu giám sát kiểm toán được thông qua trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ với Trung Quốc trên một loạt các vấn đề. Tuy nhiên, luật này cũng kéo theo một loạt bê bối kế toán liên quan tới các công ty Trung Quốc. Một cuộc thử nghiệm kéo dài trong năm 2017 nhằm đưa ra công thức hợp tác kiểm toán được cơ quan chức năng của cả hai nước chấp nhận đã thất bại.
Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã đẩy mạnh hơn lập trường của Mỹ về vấn đề này. Tuần trước, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) mới nhậm chức, Gary Gensler, đã cảnh báo các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ – các công ty có tổng vốn hóa thị trường hơn 2.000 tỷ USD – rằng họ cần tuân thủ luật pháp Mỹ và cung cấp quyền truy cập cho PCAOB, nếu không họ sẽ bị loại khỏi các sàn giao dịch của Mỹ.
Phát biểu của ông Gensler đã khiến tranh chấp giữa hai nước mở rộng ra ngoài vấn đề tiếp cận kiểm toán. SEC hiện đòi hỏi quyền tiếp cận lớn hơn đối với những công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ và sẽ đình chỉ các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của bất kỳ công ty Trung Quốc mới nào, cho đến khi các công ty này chia sẻ nhiều hơn về những rủi ro về quy định mà Bắc Kinh ban hành. Có khoảng 70 thương vụ chờ IPO của các công ty Trung Quốc đã bị ông Gensler “đóng băng”.
SEC cũng muốn được biết nhiều hơn về tác động và rủi ro của cấu trúc sở hữu đặc biệt (Variable Interest Entity – VIE) – cách mà các công ty Trung Quốc thường sử dụng để thúc đẩy sự huy động vốn tại Mỹ trong những lĩnh vực mà Chính phủ Trung Quốc không cho phép doanh nghiệp nhận vốn đầu tư nước ngoài.

Bằng cách sử dụng cấu trúc VIE, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ các cổ đông nước ngoài thông qua phát hành cổ phiếu hoặc chứng chỉ lưu ký tại các sở giao dịch chứng khoán. Về cơ bản, các nhà đầu tư mua cổ phiếu của một công ty cổ phần (VIE của công ty Trung Quốc) thường đặt trụ sở tại Quần đảo Cayman, họ được chia lợi nhuận do công ty Trung Quốc tạo ra, nhưng không có quyền kiểm soát hoạt động công ty.
Có rất ít thông tin tiết lộ về các cấu trúc phi truyền thống đó. Việc thiếu quyền sở hữu các tài sản cơ bản và dòng tiền của doanh nghiệp hoặc quyền cổ đông thông thường có thể sẽ tác động đến các nhà đầu tư Mỹ, đặc biệt nếu xuất hiện sự can thiệp về mặt pháp lý của Chính phủ Trung Quốc.
Trung Quốc đã liên tục ban hành các chính sách mới nhắm đến các công ty công nghệ khổng lồ như tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, tập đoàn cung cấp nền tảng thanh toán và giải trí Tencent, công ty dịch vụ gọi xe công nghệ Didi và các công ty công nghệ giáo dục (edtech). Những động thái này đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên các thị trường chứng khoán, ảnh hưởng đến khoảng 280 công ty của Trung Quốc và hơn 100 công ty có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ.
Chỉ vài ngày sau khi IPO và huy động được tới 4,4 tỷ USD, giá cổ phiếu của Didi đã bị sụt giảm một nửa sau khi ứng dụng của Didi bị gỡ trên các cửa hàng ứng dụng. Giá cổ phiếu của Alibaba cũng giảm gần một nửa kể từ khi kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty tài chính Ant Group thuộc Alibaba bị đình chỉ bất ngờ. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm, chỉ số “Rồng Vàng” của các công ty Trung Quốc lớn niêm yết tại Mỹ đã mất khoảng 45% giá trị.
Việc “tạm dừng” các đợt IPO của các công ty Trung Quốc tại Mỹ do yêu cầu tiếp cận thêm thông tin, cùng các tuyên bố cứng rắn của ông Gensler có thể gây ảnh hưởng đến dòng vốn nước ngoài vào Trung Quốc. Điều này có thể làm tổn hại tham vọng trở thành một trung tâm tài chính toàn cầu của Trung Quốc.
Tuần này, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố các hướng dẫn nhằm tăng cường hợp tác xuyên biên giới về các vấn đề kế toán, trong khi vẫn tiếp tục bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia. Vào tuần trước, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết, họ hy vọng sẽ được tạo điều kiện để hợp tác với Mỹ về giám sát kế toán.
Tuy nhiên, Trung Quốc khó có thể cho phép PCAOB tiếp cận đầy đủ các hồ sơ làm việc của các kiểm toán viên, bởi việc này có thể cung cấp cho Mỹ quyền truy cập vào bí mật quốc gia của Trung Quốc, bởi Trung Quốc coi dữ liệu người tiêu dùng trong nước là tài sản thương mại và an ninh quốc gia quan trọng. Do đó, chưa biết Trung Quốc có thể đưa ra những nhượng bộ cần thiết gì để xoa dịu SEC?
Những gì mà SEC đang tìm kiếm sẽ không gây ra sự tranh cãi lớn ở các nước khác, nhưng căng thẳng, cạnh tranh và nghi ngờ lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc đang khiến yêu cầu này trở thành một vấn đề đặc biệt khó khăn và tế nhị.
Luật giám sát kiểm toán Mỹ yêu cầu các công ty phải chuẩn bị đệ trình hồ sơ kế toán ba năm liên tiếp để PCAOB giám sát kiểm toán. Bên cạnh đó, các công ty phải cung cấp thêm thông tin bổ sung, thể hiện trong báo cáo tài chính năm 2021 của các công ty niêm yết tại Mỹ, vào đầu năm 2022. Điều đó có nghĩa là, như ông Gensler đã nói vào tuần này, “kim đồng hồ đang điểm nhanh hơn bao giờ hết”./.



Trang tổng hợp Làm kinh tế, nguồn tham khảo; https://bnews.vn/mau-thuan-giam-sat-kiem-toan-my-trung-len-muc-dinh-diem/209811.html

RelatedPosts

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất

Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse

Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch

Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?

Đánh giá Làm kinh tế
Tags: ipomỹniêm yết cổ phiếuTài chínhthị trường chứng khoán new yorkTrung Quốc

Related Posts

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất
Kinh tế

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất

2022-05-13
Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse
Kinh tế

Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse

2022-05-12
Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch
Kinh tế

Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch

2022-05-12
Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?
Kinh tế

Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?

2022-05-12
Guide To The New Electrical Rules For Landlords
Kinh tế

Guide To The New Electrical Rules For Landlords

2022-05-11
Thương mại điện tử và Truyền thông xã hội: Vai trò đang thay đổi
Kinh tế

Thương mại điện tử và Truyền thông xã hội: Vai trò đang thay đổi

2022-05-11
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In