Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Năm, Tháng Năm 19, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Kinh tế

Giải quyết việc làm cho lao động trở về từ vùng dịch

by @Lamkinhte
2021-08-22
in Kinh tế


Theo báo cáo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), tỉnh Thanh Hóa có hơn 300.000 người đang lưu trú ở các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, chủ yếu là lao động trẻ, tập trung ở nhóm tuổi 15-35, làm việc trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất với các lĩnh vực như điện tử, may mặc, giày da hoặc hành nghề tự do tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… Khi đợt dịch Covid-19 thứ 4 bùng phát, nhiều công dân trong tỉnh ồ ạt trở về địa phương. Từ ngày 27-4 đến 20-8, Thanh Hóa có hơn 17.000 người trở về từ vùng dịch. Trong đó, hơn 15.000 công dân từ các tỉnh, thành phố phía Nam; gần 1.500 công dân từ các tỉnh phía Bắc trở về cách ly tại địa phương. 

Đa số lao động trở về từ vùng dịch không có giao kết hợp đồng lao động, không có bằng cấp, chỉ có khoảng 35% lao động về từ vùng dịch có giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động tại vùng dịch. Và số lao động này phần lớn vẫn còn nguyện vọng, hết dịch sẽ trở lại nơi làm việc cũ. Theo đánh giá của ngành chức năng, dịch bệnh kéo dài gần hai năm mà chưa có dấu hiệu chấm dứt, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh không còn nhiều dư địa tài chính để chống đỡ cũng như làm sức bật để phục hồi, người lao động mất việc kéo dài nên việc di chuyển ồ ạt về quê như thời gian qua và trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục tăng. Trong số lao động về quê từ vùng dịch, dự kiến có khoảng 10.000 lao động có nhu cầu việc làm và học nghề. 

Theo khảo sát của Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay là hơn 20.000 lao động.

Một số doanh nghiệp sản xuất giày da, may mặc có nhu cầu tuyển dụng số lượng lao động lớn như: Công ty TNHH Giày Rollsport 1 Việt Nam; Công ty TNHH Giày Rollsport 2 Việt Nam; Công ty TNHH Giày Aleron Hoàng Long; Công ty TNHH MTV TCE Jeans; Công ty TNHH Giày Sunjade; Công ty Cổ phần Bao bì Đại Dương…

Ông Hoàng Đức Chung, Phó trưởng phòng Tổ chức, Công ty Cổ phần Bao bì Đại Dương (Khu kinh tế Nghi Sơn) cho biết: “Hiện nay, công ty đang sử dụng hơn 800 lao động, để đáp ứng và phát huy hết công năng cho toàn bộ dây chuyền, công ty cần tuyển dụng thêm khoảng 300 công nhân nữa. Chúng tôi đã lên phương án, tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh phức tạp nên đang ngưng tuyển dụng. Khi nào dịch được khống chế, công ty sẽ tuyển dụng và đặc biệt tạo điều kiện cho nguời lao động từ vùng dịch trở về sau khi đã hoàn thành thời gian cách ly”.

Theo ông Lê Đình Tùng, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, người lao động trở về từ vùng dịch sau khi thực hiện xong việc cách ly sẽ được đào tạo nghề, giải quyết việc làm tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn của tỉnh. “Công việc phù hợp với trình độ tay nghề, sức khỏe, độ tuổi, giới tính sẽ giúp họ vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống, đóng góp vào sự phát triển của địa phương, tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, nếu có nhu cầu vay vốn tự tạo việc làm sẽ được ưu tiên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội, lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo”, ông Tùng thông tin thêm.

Cũng theo Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hóa, do yêu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp về trình độ chuyên môn kỹ thuật không cao, chủ yếu là lao động phổ thông nên khả năng giải quyết việc làm cho lao động Thanh Hóa trở về từ vùng dịch đáp ứng khoảng 90%. 

Hiện nay, các ngành chức năng của Thanh Hóa cũng đã chủ động rà soát lại toàn bộ người lao động từ các tỉnh về lại địa phương, tổ chức phân nhóm theo độ tuổi, chuyên môn nghề nghiệp, thông qua các kênh như: Người hưởng trợ cấp theo Nghị quyết 68 của Chính phủ, trợ cấp thất nghiệp; khai báo của người lao động, đồng thời lấy nguyện vọng của người lao động. Cùng với đó là nắm chắc nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn, nắm chắc số lượng cần tuyển dụng, chuyên môn nghiệp vụ, mức lương được hưởng. Từ đó làm cầu nối tận dụng tối đa nguồn nhân lực của địa phương phục vụ tại các doanh nghiệp trên địa bàn.

Trong đó nguồn lao động dồi dào nhất từ 15 đến 35 tuổi, có tới gần 6.000 (chiếm 63,1%), với các ngành nghề Thanh Hóa đang có nhu cầu tuyển dụng như: May mặc, giày da, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến thủy, hải sản, hàn xì, xây dựng, nhôm kính, điện dân dụng…

Anh Nguyễn Văn Bình ở xã Quảng Nhân, huyện Quảng Xương vừa từ TP Hồ Chí Minh trở về chia sẻ: “Tôi có 6 năm làm công nhân giày da, nay phải về quê, lương của tôi là 12 triệu đồng/tháng. Theo tìm hiểu của tôi mức lương công nhân giày da tại Thanh Hóa khoảng 8 triệu/tháng. Đây là mức lương để tôi cân nhắc có thể ở lại làm việc tại quê hương mình”.

Đây là cách làm linh hoạt, sáng tạo, đi trước đón đầu của các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa trong việc tận dụng nguồn nhân lực, giữ chân người lao động của địa phương, làm việc tại quê nhà, góp phần giữ vững ổn định xã hội và bảo đảm phòng, chống dịch.

Bài và ảnh: HOÀNG KHÁNH TRÌNH



Trang tổng hợp Làm kinh tế, nguồn tham khảo; https://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/giai-quyet-viec-lam-cho-lao-dong-tro-ve-tu-vung-dich-669114

RelatedPosts

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất

Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse

Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch

Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?

Đánh giá Làm kinh tế
Tags: Mô hình Sản xuấtTài chính

Related Posts

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất
Kinh tế

Làm thế nào để tìm thấy sự an toàn bên trong, ngủ ngon và tăng cường năng lượng và hiệu suất

2022-05-13
Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse
Kinh tế

Làm thuê trong một thế giới Neurodiverse

2022-05-12
Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch
Kinh tế

Ngăn chặn vòng xoáy tiền lương: Cách cân bằng giữa việc giữ chân nhân tài và tuyển dụng sau đại dịch

2022-05-12
Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?
Kinh tế

Bạn Có Thể Điều Hành Công Việc Kinh Doanh Từ Tài Sản Do Chính Quyền Địa Phương Sở Hữu Hoặc Thuê Không?

2022-05-12
Guide To The New Electrical Rules For Landlords
Kinh tế

Guide To The New Electrical Rules For Landlords

2022-05-11
Thương mại điện tử và Truyền thông xã hội: Vai trò đang thay đổi
Kinh tế

Thương mại điện tử và Truyền thông xã hội: Vai trò đang thay đổi

2022-05-11
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In