Lamkinhte.
  • About
  • Privacy
  • Contact
    • Login
  • Sitemap
  • DMCA
Thứ Tư, Tháng Năm 25, 2022
  • Login
  • Register
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
  • Tin mới
  • Kinh tế
  • Nông nghiệp
  • Doanh nghiệp
  • Kinh tế học
  • Khuyến mãi mớiSALE
No Result
View All Result
Web Làm Kinh tế | Lamkinhte.com Trang chia sẻ kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Kinh tế học

Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia? Lamkinhte

Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò gì? Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia được hệ thống hóa căn cứ trên 4 lý thuyết căn bản sau:

by @Lamkinhte
2021-04-28
in Kinh tế học, Tài liệu tham khảo
MỤC LỤC  
Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia
2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu: Vai trò của FDI ?
RelatedPosts
Mọi thứ bạn cần biết – Nhượng quyền thương mại là gì
Hiệu ứng đảo ngược là gì ? Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Lý thuyết về trí tuệ là gì? Các yếu tố cơ bản của trí tuệ
Chế độ kinh tế, vấn đề sở hữu đất đai và các nguồn tài nguyên ở VN
Lý thuyết lợi nhuận cận biên:
Lý thuyết thương mại tân cổ điển
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Mô hình tiến bộ công nghệ
2.2. Tổng quan nghiên cứu
Tác động tích cực của FDI
Tác động tiêu cực của FDI
3. Phương pháp nghiên cứu

Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia

Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia? Lamkinhte
Đầu tư trực tiếp, Tăng trưởng kinh tế, FDI & VAR

2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu: Vai trò của FDI ?

2.1. Cơ sở lý thuyết

Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia được hệ thống hóa căn cứ trên 4 lý thuyết căn bản sau:

RelatedPosts

Mọi thứ bạn cần biết – Nhượng quyền thương mại là gì

Hiệu ứng đảo ngược là gì ? Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Lý thuyết về trí tuệ là gì? Các yếu tố cơ bản của trí tuệ

Chế độ kinh tế, vấn đề sở hữu đất đai và các nguồn tài nguyên ở VN

Lý thuyết lợi nhuận cận biên:

– Lý thuyết lợi nhuận cận biên:  Trong kinh tế học, lý thuyết này cho rằng nguồn vốn đầu tư sẽ dịch chuyển từ nước có lãi suất thấp sang nước có lãi suất cao cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng về lãi suất giữa hai nước. Nguồn vốn đầu tư sẽ tạo ra lợi nhuận cho cả hai quốc gia góp phần làm tăng sản lượng chung của toàn thế giới. Lý thuyết này được đông đảo các nhà kinh tế thừa nhận, tuy nhiên khi thực tiễn tại Mỹ cho thấy mặc dù tỷ suất lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài giảm đến thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trong nước nhưng hoạt động FDI của Mỹ ra nước ngoài vẫn liên tục tăng. Lý thuyết này không giải thích được hiện tượng vì sao một số nước đồng thời có dòng vốn chảy vào, có dòng vốn chảy ra. Đây được coi là lý thuyết nền tảng cho những nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa FDI và các yếu tố khác.

Lý thuyết thương mại tân cổ điển

– Lý thuyết thương mại tân cổ điển: trong dòng lý thuyết này, mô hình Heckscher-Ohlin dự báo rằng quốc gia với lượng vốn dồi dào hơn tương đối sẽ xuất khẩu các hàng hóa thâm dụng vốn sang quốc gia khan hiếm về vốn. Trong trường hợp không có trao đổi hàng hóa, vốn sẽ luân chuyển tới nơi mà tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn và tỷ suất lợi nhuận trên lao động thấp hơn cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng giá của yếu tố sản xuất. Mô hình MacDougall-Kemp (MacDougall, 1960; Kemp, 1964) cho rằng vốn sẽ di chuyển tới nơi có tỷ suất lợi nhuận trên vốn cao hơn. Tuy nhiên, các quốc gia có thể điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận trên vốn và dòng vốn bằng cách áp thuế đối với các dòng vốn vào ra. Aliber (1970) đã mở rộng quan điểm này qua việc bổ sung các yếu tố như chênh lệch nguồn vốn và rủi ro tiền tệ.

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh

– Tăng trưởng nội sinh (Romer, 1993): lý thuyết này cho rằng đóng góp của FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở quốc gia tiếp nhận không chỉ là tích lũy và chuyển giao công nghệ, mà còn là sự truyền đạt kỹ năng và đào tạo lao động. Quá trình chuyển giao công nghệ, cải thiện kiến thức đạt được thông qua đào tạo lao động. FDI dẫn đến tăng trưởng sản lượng thông qua tăng năng suất lao động từ chuyển giao lại công nghệ sản xuất, cơ cấu quản lý và khả năng tiếp cận thị trường (Blomstrom & cộng sự, 1996; Borensztein & cộng sự, 1998). Đồng thời tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào điều kiện và đặc điểm của từng quốc gia như: thị trường tài chính, vốn nhân lực, độ mở thương mại, mối quan hệ giữa đầu tư trong – ngoài nước.

Mô hình tiến bộ công nghệ

– Mô hình tiến bộ công nghệ (Hermes & Lensink, 2003): tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phụ thuộc vào mức độ mà quốc gia này tiếp nhận và áp dụng công nghệ mới – trong đó FDI được xem là một kênh truyền tải quan trọng. FDI đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua việc chuyển giao các công nghệ mới, kỹ năng quản lý và vốn (Hermes & Lensink, 2003). Sự lan tỏa của FDI có thể thông qua sự bắt chước, cạnh tranh và các quan hệ kinh tế. Các doanh nghiệp nội địa bắt chước công nghệ của các doanh nghiệp FDI, từ đó làm tăng năng suất và tăng trưởng. Hiệu ứng lan tỏa do cạnh tranh xảy ra khi có sự gia nhập của các doanh nghiệp FDI tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp nội địa nâng cấp công nghệ, trình độ quản lý, để nâng cao năng lực cạnh tranh, do đó dẫn đến tăng trưởng. Hiệu ứng lan tỏa qua các quan hệ kinh tế là kết quả của sự chuyển giao công nghệ mới của các doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước thông qua các giao dịch kinh tế giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa.

2.2. Tổng quan nghiên cứu

Vai trò của dòng vốn FDI đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia là một chủ đề thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách. Các nghiên cứu cho đến nay cho thấy FDI có cả những tác động tích cực và tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.

Tác động tích cực của FDI

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bắt đầu được đề cập trong các mô hình tăng trưởng tân cổ điển và tăng trưởng nội sinh. Các mô hình tân cổ điển cho rằng FDI làm tăng đầu tư (hoặc hiệu quả đầu tư), qua đó có tác động dài hạn và trung hạn đến tăng trưởng kinh tế. Trong mô hình tăng trưởng nội sinh, tăng trưởng kinh tế là một hàm số theo tiến bộ công nghệ và dòng vốn FDI có tác động dài hạn đến tăng trưởng thông qua chuyển giao và lan tỏa công nghệ.

Mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế không chỉ tồn tại trong ngắn hạn mà cả trong dài hạn (Basu & Guariglia, 2007). Chuyển giao công nghệ thông qua FDI có ảnh hưởng dài hạn tới năng suất nhân tố tổng hợp của quốc gia nhận chuyển giao do cải thiện vốn nhân lực và thay đổi công nghệ. Tác động lan toả từ FDI, đặc biệt về tri thức công nghệ và bí quyết kinh doanh, cho phép tạo ra sự phát triển mạnh mẽ về tính đổi mới sáng tạo cả theo chiều ngang và chiều dọc (Munteanu, 2015).

FDI được xem như một cơ chế thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tại quốc gia tiếp nhận nguồn vốn (Basu & Guariglia, 2007). Dòng vốn FDI ở cả khu vực sản xuất và phi sản xuất đều có tác động đồng nhất đến tăng trưởng kinh tế và nó tỏ ra có hiệu quả hơn đầu tư nội địa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Wang, 2009).

Các nghiên cứu cũng cho thấy tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển của quốc gia tiếp nhận cũng như hệ thống chính sách có liên quan. Blomstrom & cộng sự (1992) cho rằng FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nếu quốc gia tiếp nhận đạt một trình độ phát triển nhất định để tiếp thu công nghệ mới hay có trình độ nhân lực tốt hơn. Các chính sách như bảo hộ sở hữu trí tuệ, thuế, năng lực quản trị địa phương có ảnh hưởng lớn đến tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế (Saggi, 2000; Cuadors & Orts, 2010; Wang & cộng sự, 2013; Du & cộng sự, 2014).

Bên cạnh tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế, các nghiên cứu cũng cho thấy FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu các ngành công nghiệp, chế tạo của các doanh nghiệp FDI cũng như các doanh nghiệp trong nước (Nair-Reichert & Weinhold, 2001; Oberhofer & Pfaffermayr, 2012; Soo Khoon Goh & cộng sự, 2017). Balasubramanyam, Salisu & Sapsford (1996) kết luận rằng dòng vốn FDI thúc đẩy tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu nhưng không thay thế nhập khẩu.

Các nghiên cứu về Việt Nam cũng cho thấy tác động tích cực của FDI đối với tăng trưởng kinh tế thông qua đầu tư và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực (Freeman, 2002; Đoàn Ngọc Phúc, 2004; Nguyễn Thị Phương Hoa, 2004).

Ở khía cạnh xuất khẩu, các nghiên cứu cho rằng FDI có tác động tích cực nhưng tác động trong dài hạn là lớn hơn so với trong ngắn hạn do tác động lan tỏa của khu vực FDI đến xuất khẩu của các doanh nghiệp nội địa (Võ Trí Thành & Nguyễn Anh Dương, 2011). Nguyễn Bích Ngọc (2016) cho rằng có 3 nhân tố ảnh hưởng tới tác động lan tỏa từ FDI tới xuất khẩu: (i) đặc điểm của các doanh nghiệp trong ngành; (ii) đặc điểm của dòng vốn FDI; (iii) môi trường kinh doanh ở Việt Nam.

Các nghiên cứu về Việt Nam đều cho rằng dòng vốn FDI đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp trong nước và do đó ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế (Lê Quốc Hội, 2008; Anh & cộng sự, 2008; Nguyễn Thị Tuệ Anh, 2009; Đặng Quý Dương, 2014; và Trịnh Minh Tâm, 2016).

Tác động tiêu cực của FDI

Ngược lại với những đánh giá tích cực về vai trò của dòng vốn FDI đối với nền kinh tế, rất nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra các tác động tiêu cực của FDI do khả năng tiếp cận, điều kiện và đặc điểm thị trường khác nhau của quốc gia tiếp nhận vốn. Một số nghiên cứu cho thấy bằng chứng FDI có thể làm giảm tăng trưởng do có lợi nhuận quá mức. Khi một quốc gia tiếp nhận quá nhiều nguồn vốn FDI, trong ngắn hạn các doanh nghiệp trong nước chưa thể bắt kịp được xu hướng sản xuất với công nghệ cao, giá thành sản phẩm thấp như các doanh nghiệp FDI, dẫn đến bất lợi đối với các doanh nghiệp nội địa. Điều này dẫn đến mất cân bằng và ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư trong nước và do đó làm giảm tăng trưởng kinh tế (Brecher & Diaz Alejandro, 1977; Carkovic & Levine, 2002).

Một số nghiên cứu khác cho rằng FDI chỉ có thể tạo ra hiệu ứng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế nếu các nhân tố nội địa đủ để đáp ứng được sự đổi mới. FDI ảnh hưởng khác nhau đến các quốc gia do mức   độ phát triển của thị trường tài chính khác nhau. FDI ảnh hưởng tích cực đến các quốc gia có tiềm lực tài chính yếu nhưng tiêu cực đến các quốc gia có tiềm lực tài chính mạnh (Bende-Nabendem & cộng sự, 2003; Hermes & Lensink, 2003). Wang & cộng sự (2013) chỉ ra những tác động tiêu cực của FDI đối với khả năng tạo việc làm của các doanh nghiệp nội địa. Munteanu (2015) cho rằng áp lực của dòng vốn FDI có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của khu vực kinh tế trong nước.

Một số nghiên cứu ở Việt Nam chỉ ra việc dòng vốn FDI có thể gây ra những bất ổn kinh tế vĩ mô. Kenichi Ohno & Lê Quốc Hội (2008) cho rằng sự bùng nổ luồng vốn vào, trong đó có FDI, dẫn đến sự gia tăng lạm phát ở Việt Nam. Menon (2009) cho thấy luồng FDI dẫn đến sự gia tăng tỷ giá thực và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Võ Trí Thành & Phạm Chí Quang (2008) kết luận rằng sự gia tăng dòng vốn vào, bao gồm FDI, đã làm bùng nổ tài chính kéo theo những rủi ro liên quan đến hệ thống tài chính – ngân hàng. Lê Quốc Hội (2012) chỉ ra tác động của dòng FDI vào bất động sản đến bất ổn kinh tế vĩ mô ở Việt Nam. Nghiên cứu này cho rằng sự gia tăng mạnh của FDI vào bất động sản trong giai đoạn 2006-2011 đã góp phần gia tăng lạm phát, biến động mạnh tỷ giá hối đoái, thâm hụt cán cân thanh toán lớn, bất ổn thị trường tài chính, cơ cấu kinh tế kém bền vững.

 

3. Phương pháp nghiên cứu

XEM ĐẦY ĐỦ: Quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế

https://websinhvien.com/kinh-te/quan-he-giua-nguon-von-dau-tu-nuoc-ngoai-fdi-va-tang-truong-kinh-te.html

5/5 - (12 bình chọn)
Tags: FDIKinh tế Việt NamTăng trưởng kinh tếThị trường tài chínhVARĐầu tưĐầu tư trực tiếp

Related Posts

Mọi thứ bạn cần biết – Nhượng quyền thương mại là gì
Kinh doanh

Mọi thứ bạn cần biết – Nhượng quyền thương mại là gì

2021-09-01
Hiệu ứng đảo ngược là gì ? Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tài chính

Hiệu ứng đảo ngược là gì ? Hiệu ứng momentum trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2021-11-01
Lý thuyết về trí tuệ là gì? Các yếu tố cơ bản của trí tuệ
Kinh tế Chính trị

Lý thuyết về trí tuệ là gì? Các yếu tố cơ bản của trí tuệ

2021-05-15
Chế độ kinh tế, vấn đề sở hữu đất đai và các nguồn tài nguyên ở VN
Kinh tế Chính trị

Chế độ kinh tế, vấn đề sở hữu đất đai và các nguồn tài nguyên ở VN

2021-05-07
Sản xuất tinh gọn (lean production) là gì – 7 loại lãng phí trong sản xuất
Doanh nghiệp

Sản xuất tinh gọn (lean production) là gì – 7 loại lãng phí trong sản xuất

2021-05-20
SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998
Kinh tế

SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

2020-12-02
 

Sponsorship

Lazada_Voucher
Lazada_Voucher
 

Categories

DMCA là gì? Thông báo về DMCA

Lamkinhte.

Website Làm kinh tế là trang chuyên cung cấp tài kiến thức liệu về kinh tế vn.

DMCA.com Protection Status   |   DMCA & Lamkinhte.com
 

LIÊN HỆ

+ Address: Số 16/23/2 Đường M1, P. Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, Tp.HCM
+ Tel: (+84) 0589944449
+ Email: [email protected]

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Tài chính
  • Doanh nghiệp
  • Liên hệ

© 2021 Web https://lamkinhe.com

No Result
View All Result
  • Kinh tế
  • Kinh doanh
  • Doanh nghiệp
  • Nông nghiệp
  • Tin kinh tế
  • Liên hệ
    • Chính sách Bảo mật
    • About
    • Contact
    • Privacy
    • DMCA
  • Login
  • Sign Up

© 2021 Web https://lamkinhe.com

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In