Quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển, nên nó thường đi ngược luân lý xã hội. Tuy nhiên, quản lý học vốn luôn gạt bỏ những quan niệm đạo đức thông thường. Người Trung Quốc có câu: “Người ngay dùng tà pháp thì tà cũng thành thiện”. Martin Luther cũng có câu danh ngôn nổi tiếng rằng: “Để đạt tới đạo đức tối cao, bạn có thể dùng bất kỳ thủ đoạn nào.”
Xem thêm: Phần 2: Cách bán lược cho sư – câu chuyện marketing
Quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển
1. Luận về chính – tà của Trần Đăng
Lại nói Đào Khiêm cảm thấy mình tuổi cao sức yếu, muốn giao quyền quản lý công ty cho Lưu Bị. Ông cho gọi trưởng phòng hành chính Mi Trúc và trưởng phòng kế hoạch Trần Đăng tới bàn bạc.
Mi Trúc nói:
– Lưu Bị đúng là một nhân tài có thể đảm đương việc lớn, nhưng cậu ta còn quá trẻ, mới tới công ty chưa được bao lâu, bỗng chốc được ngồi vào ghế Tổng giám đốc, e khó khiến người khác phục được?
Đào Khiêm hỏi:
– Vậy ý anh nên làm thế nào?
Trần Đăng nói:
– Ngài có thể mở một cuộc bình chọn trong nội bộ công ty, ai nhận được nhiều phiếu bầu nhất sẽ được chọn làm Tổng giám đốc.
Đào Khiêm nói:
– Cách anh nói tuy hay nhưng e không được công bằng. Tục ngữ có câu “Trong ba người tất có một người là đồng minh”. Nhiều người trong công ty có mối quan hệ với đồng nghiệp tốt hơn Lưu Bị, song họ đều không phải là người có thể đảm nhận vị trí Tổng giám đốc. Nếu chọn lầm người sẽ ảnh hưởng tới tương lai của công ty. Đến khi đó, tôi làm sao có thể nhắm mắt xuôi tay nơi chín suối cho được.
Trần Đăng nói:
– Anh muốn thông qua cuộc bình chọn này để đề bạt Lưu Bị, nhưng lại sợ kết quả không đúng với ý mình, phải không? Cái này thì dễ thôi. Là ông chủ của công ty, anh hoàn toàn có quyền chọn lựa ứng viên cho vị trí Tổng giám đốc. Anh chỉ cần tìm hai người làm nền cho Lưu Bị thôi. Như thế, hai ứng viên kia tuyệt đối không thể ảnh hưởng tới kết quả bình bầu, chuyện Lưu Bị được chọn làm Tổng giám đốc sẽ là tất nhiên. Dù có phát sinh chuyện gì ngoài dự kiến thì với vị trí trưởng phòng kế hoạch, tôi cũng có thể kiểm soát và đảm bảo sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
Đào Khiêm hỏi:
– Dùng chiêu này e không được quân tử cho lắm.
Trần Đăng nói:
– Trong triết học hành vi của người Trung Quốc xưa, có một tư tưởng thế này: “Kẻ ác dùng cách thiện thì thiện cũng thành tà. Người ngay dùng tà pháp thì tà cũng là thiện”. Nói cách khác: Vì mục đích chính đáng thì dùng thủ đoạn nào cũng được.
Đào Khiêm nói:
– Luận về chính – tà như thế đúng là rất chí lý, nhưng trong cuộc sống hiện thực thì như thế chẳng khác nào chơi với dao, nếu làm không tốt sẽ hủy hoại danh tiếng cả đời của Đào Khiêm này. Phải để tôi suy nghĩ thêm đã.
Ai ngờ rằng, chưa đến một tuần sau, Đào Khiêm bỗng nhiên đổ bệnh, nằm viện theo dõi hơn nửa tháng, bác sĩ nói Đào Khiêm đã mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, không thể cứu chữa được nữa. Trước lúc lâm chung, Đào Khiêm gọi Mi Trúc và Trần Đăng tới bên giường, dặn dò ba câu:
Câu thứ nhất: Tôi bây giờ chẳng làm gì được rồi, đành cứ làm theo cách của các anh.
Câu thứ hai: Lưu Bị là một chàng trai tốt, các anh hãy cố gắng giúp đỡ cậu ta.
Câu thứ ba: Các anh nhất định phải vì tiền đồ của công ty, không được phụ tâm huyết cả đời của tôi…
Vừa nói ông vừa lấy tay chỉ vào tim, rồi từ từ nhắm mắt.
Trong “Tam Quốc diễn nghĩa”, tác giả La Quán Trung có nhắc tới chuyện “Ba lần Đào Khiêm nhường Từ Châu”, ý là nói “Đào Khiêm phải thuyết phục mãi, cuối cùng Lưu Bị mới chịu nhận Từ Châu”. Câu chuyện nói đến đây mới phát hiện ra Đào Khiêm không phải là người cô quả, mà còn có hai con trai. Con trưởng là Đào Thương, con thứ là Đào Ứng, đều đang làm việc trong công ty. Vì sao ông không giao công ty cho con mình mà lại giao cho Lưu Bị? Điều này vẫn còn là một câu đố.
Sau khi Đào Khiêm qua đời, Mi Trúc và Trần Đăng theo danh sách ứng viên mà ông để lại mở cuộc bầu chọn, Lưu Bị sau đó trúng ghế Tổng giám đốc một cách dễ dàng, cũng xem như đã hoàn thành được di nguyện của Đào Khiêm.
2. Ba chiêu của quan mới nhậm chức
Lưu Bị nhậm chức, vừa mừng vừa lo. Mừng vì anh phút chốc được quản lý cả một công ty với tài sản gần 2 triệu tệ, được đặt chân lên đỉnh cao đầu tiên trên con đường sự nghiệp của mình. Lo vì mới nhậm chức, sẽ không tránh khỏi mắc nhiều sai sót. Trần Đăng nói với Lưu Bị:
– Dù cậu đã vượt qua cuộc bầu chọn nhưng sẽ vẫn có người không phục, thậm chí có người còn muốn chờ xem cậu bị xấu mặt. Việc mà cậu phải làm bây giờ chính là ổn định lòng quân. Nói theo cách của cậu, chính là đóng chặt đai thùng.
Lưu Bị lo lắng nói:
– Thuyết “thùng gỗ thủng” của tôi chỉ là phương hướng, còn cách giải quyết cụ thể thế nào lại phải dựa vào ông. Ông là cao thủ hoạch định kế hoạch, lại là nguyên lão của công ty, hãy giúp tôi nghĩ cách đi! Tôi bây giờ bộn bề trăm mối, không biết phải bắt đầu từ đâu.
Trần Đăng nói:
– Cái gọi là ổn định lòng quân và đóng chặt thùng nước, bước đầu tiên chính là làm nhân viên hài lòng. Vậy làm thế nào để nhân viên hài lòng? Thông thường có ba chiêu, cũng chính là “ba chiêu của quan mới nhậm chức” mà người ta thường nói.
Lưu Bị sốt ruột hỏi:
– Ba chiêu nào vậy?
Trần Đăng nói:
– Chiêu thứ nhất, tăng lương cho nhân viên. Cậu mới nhậm chức, nhiều việc phải cần đến sự ủng hộ của họ. Dùng tiền lương để mua chuộc sự ủng hộ là một trong những chiêu mà quan mới nhậm chức hay dùng.
Lưu Bị lắc đầu nói:
– Tôi vẫn chưa nắm rõ tình hình tài chính của công ty, làm sao dám tăng lương bừa được?
Trần Đăng nói tiếp:
– Chiêu thứ hai, cải thiện môi trường làm việc. Chẳng hạn, đường ống thoát nước ở nhà vệ sinh tầng ba đã bị tắc hai tháng nay rồi, ở phòng kinh doanh có mấy chiếc bàn cũng bị hư hỏng. Cậu có thể cho sửa sang lại một lượt trang thiết bị của công ty, thay mới đồ dùng văn phòng, để diện mạo của công ty trở nên khang trang, sạch đẹp.
Lưu Bị lại lắc đầu, nói:
– Sửa sang là điều cần thiết, song nó như cái giếng không đáy, bao nhiêu tiền đổ vào cho vừa? Vẫn nên thận trọng một chút thì hơn.
Trần Đăng nói:
– Chiêu thứ ba, làm một cuộc thăm dò mức độ hài lòng của nhân viên…
Lưu Bị nói:
– Đúng là cần một cuộc thăm dò, song ngộ nhỡ kết quả không như ý muốn, há chẳng phải tự rước họa vào thân hay sao?
Trần Đăng nói:
– Cậu có thể không cần quan tâm tới kết quả của cuộc thăm dò này mà.
Lưu Bị giật mình:
– Sao tôi có thể vô trách nhiệm như vậy được?
Trần Đăng vẫn cười nói:
– Chẳng lẽ cậu không hiểu? Đây gọi là “văn chương kiểu cách”. Ba chiêu này của quan mới nhậm chức, chẳng nhẽ cậu không chọn được chiêu nào hay sao?
Lưu Bị hỏi:
– Điều tra thăm dò mà không quan tâm tới kết quả thì tiến hành liệu có tác dụng gì?
Trần Đăng nói:
– Cái cậu cần không phải là kết quả, mà là dùng tờ phiếu thăm dò này để kéo sự chú ý của nhân viên ra khỏi những chuyện đang khiến họ bất mãn và khiến họ tự nhận ra những chỗ yếu kém của mình. Khi ấy, họ chỉ còn mải tự trách bản thân, chẳng còn tâm chí đâu mà để ý đến chuyện không hài lòng với một lãnh đạo mới như cậu nữa.
Lưu Bị bỗng nhiên hiểu ra:
– Khi còn đi học, tôi ghét nhất là những mánh khóe của bọn chính khách. Trừ khi, đây chính là…
Trần Đăng cười gật đầu:
– Không sai. Cái mà cậu đang phải đối mặt bây giờ chính là một kiểu chính trị nơi làm việc, cậu có cách nào hay hơn chăng?
Trước câu hỏi của Trần Đăng, Lưu Bị ngây ra năm phút mà không nói được câu nào. Sau đó, anh thở dài:
– Đã như vậy thì ông hãy giúp tôi soạn một phiếu điều tra nhân viên đi vậy.
Trần Đăng nhìn mặt dò ý, biết là Lưu Bị đã dao động, 20 phút sau quay lại phòng của Tổng giám đốc với tờ phiếu điều tra trên tay đưa cho Lưu Bị:
PHIẾU ĐIỀU TRA NHÂN VIÊN (A)
Anh/chị hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Anh/chị cho rằng công tác quản lý của công ty còn tồn tại những vấn đề gì?
2. Anh/chị cho rằng Tổng giám đốc mới còn điểm nào yếu kém? Anh/chị mong Tổng giám đốc mới sẽ làm những gì?
3. Anh/chị cho rằng còn có người nào trong công ty không đủ năng lực và phẩm chất đạo đức? Công ty nên xử lý họ như thế nào?
4. Anh/chị cho rằng công ty cần làm gì để cải thiện môi trường làm việc?
5. Lương của anh/chị có đủ sống không? Nếu không, anh/chị mong có được mức lương bao nhiêu?
Lưu Bị xem xét một hồi lâu, phân vân nói:
– Tuy hỏi như vậy là cần thiết, nhưng đối với cá nhân tôi thì chẳng khác nào đang tự chuốc khổ vào thân cả.
Trần Đăng nói:
– Đúng thế, kiểu nêu vấn đề thẳng thắn như thế này rất dễ gặp phiền toái. Tổng giám đốc hãy xem thử tờ sau, tôi đã thay đổi và nêu vấn đề một cách kín đáo hơn, chắc chắn kết quả thu được sẽ khác.
Vừa nói, ông ta vừa đưa cho anh phiếu điều tra thứ hai:
PHIẾU ĐIỀU TRA NHÂN VIÊN (B)
Hãy đánh dấu √ sau đáp án mà anh/chị lựa chọn:
1. Nhân viên tốt là người luôn đồng tâm hiệp lực với lãnh đạo trong công việc, đúng hay sai?
Đúng __ Sai __
2. Anh/chị nhiều khi cũng không quan tâm đến nỗi khổ tâm của lãnh đạo?
Đúng __ Sai __
3. Nhân viên trung thành là người luôn tin tưởng vào tương lai của công ty?
Đúng __ Sai __
4. Trong một năm qua, anh/chị đã làm tốt công việc của mình?
Đúng __ Sai __
5. Anh/chị có đồng ý hi sinh lợi ích cá nhân vì tương lai của công ty hay không?
Đồng ý __ Không đồng ý __
Lưu Bị rất hài lòng với nội dung của bản điều tra này:
– Ông hỏi thế này, chẳng phải khiến người ta cảm thấy hổ thẹn hay sao?
Trần Đăng trả lời:
– Đúng thế, một người mà đã cảm thấy tự hổ thẹn thì đâu còn thời gian nghĩ tới chuyện công kích người khác nữa. Nếu tất cả công nhân viên đều cảm thấy hổ thẹn, cũng sẽ chẳng có tâm trí bàn tán này nọ về cậu nữa.
Lưu Bị cười lớn:
– Quả là cao siêu! Trần Đăng à, đúng là may mà có ông. Quan mới nhậm chức là tôi đây xin chọn chiêu này của ông trước, hãy để cho họ cảm thấy hổ thẹn một chút đi vậy.
3. Sự quan trọng của uy quyền
Khi “phiếu điều tra nhân viên” vừa được phát đi, quả nhiên ai cũng cảm thấy bất an, tiếp đó đều cung kính nể phục Tổng giám đốc mới. Tình hình của công ty bỗng nhiên thay đổi hẳn, giống như bầu trời quang đãng sau cơn mưa. Lưu Bị vui mừng khôn xiết, liền gọi điện thoại sang phòng của Trần Đăng, hẹn ông chiều tan sở đi uống rượu chúc mừng.
Trần Đăng hỏi:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Nhậu cũng là vì công việc mà, sao lại phải chiếm dụng vào thời gian cá nhân của tôi thế?
– Thật ư? Lưu Bị bị bất ngờ, nhất thời không kịp phản ứng.
Trần Đăng nói:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Cậu phải hiểu rằng, làm lãnh đạo và làm cấp dưới không giống nhau. Làm lãnh đạo thì thế nào? Thường là một ngày quay ba vòng: sáng quay bánh xe, chiều quay bàn tiệc, tối quay váy. Cậu hiện chưa có xe công vụ, không quay bánh xe được. Buổi tối, cậu lại không có thú vui cá nhân, váy cũng không có để xoay. Thế nào? Buổi chiều thì quay vòng vòng quanh bàn tiệc chứ hả?
Lưu Bị nghe xong thì ngẩn ra, trầm ngâm giây lát, rồi bỗng cười lớn mà rằng:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Trần Đăng, cách nghĩ của ông có chút không tốt đâu nhé! Được thôi, nghe theo ông vậy. Ông nói xem bây giờ ta đi đâu?
Khi Lưu Bị bước vào quán rượu thì Trần Đăng đã ngồi đợi ở đó từ bao giờ.
Lưu Bị nhìn Trần Đăng, từ tốn hỏi:
– Trần Đăng, ông có nghĩ tôi có trở thành một thằng quản lý tồi không?
Trần Đăng nói:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Tôi biết cậu là người coi trọng công việc. Có một câu không biết nên nói thế nào? Người ta vẫn thường nói vui với nhau: Mời khách ăn nhậu cũng là “đi công chuyện”, nhưng với cậu hóa ra lại thành nghiêm chỉnh.
Ông vừa nói vừa nâng cốc ra hiệu, hai người cụng ly uống cạn, sau đó ông nói tiếp:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Cậu là một người cầu tiến, nếu không Đào Khiêm đã không coi trọng cậu như vậy, còn chọn chính cậu để làm người kế tục. Hai ngày nữa, tạp chí “Giám đốc Tam Quốc” còn muốn tới phỏng vấn cậu đấy. Mà nghe nói, ngay cả đến doanh nhân nổi tiếng Tào Tháo cũng rất ghen tị với cậu. Ông ta đã hỏi nhà báo của tạp chí “Giám đốc Tam Quốc”: Cái anh chàng Lưu Bị đó rốt cục là người thế nào vậy? Chẳng tốn chút công sức nào mà lại được ngồi vào ghế Tổng giám đốc Từ Châu!
Lưu Bị cười như mếu:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Nhưng sao bây giờ tôi lại có cảm giác như thiếu dưỡng khí vậy?
Trần Đăng dùng bảy phần tâm tư để chén con tôm hùm, ba phần còn lại để nói với Lưu Bị:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Đó gọi là phản ứng khi lên núi cao, cậu sẽ thích ứng với nó
nhanh thôi.
Ăn không được ngon miệng như Trần Đăng, Lưu Bị nhờ người phục vụ rót cho mình một cốc nước lọc. Cầm cốc nước trong tay, Lưu Bị nói:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Tôi thấy nhân viên của chúng ta quả là thật thà, chỉ một tờ thăm dò ý kiến đã khiến họ ngoan ngoãn phục tùng – nếu không muốn nói là tất cả đều im hơi lặng tiếng. Nhưng cứ như thế này, công ty liệu còn có sức sống nữa không?
Trần Đăng ngừng nhai, nói một cách hồn nhiên:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Sức sống ư? Tôi nghĩ quyền uy của người quản lý quan trọng hơn sức sống này chứ. Quyền lực của hoàng đế Trung Hoa đều rất linh thiêng, tuy nhìn theo góc độ khác, nó cũng không đúng lẽ cho lắm. Không có uy quyền, sẽ chẳng có quy tắc nào trong công ty buộc người nhân viên phải tuân thủ cả, khi đó thì sức sống nằm ở đâu? Chẳng phải đều đã thành mây khói rồi hay sao?
Lưu Bị hỏi:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Vì sao uy quyền lại quan trọng đến thế?
Trần Đăng nói:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Bởi vì quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển. Uy quyền là một sức mạnh mang tính khống chế.
– Quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển ư? Lưu Bị đột nhiên như hiểu ra điều gì và nó mới chính là điều mà anh đang cần.
Trần Đăng khẳng định:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển. Trước đây, tôi đã từng nói với Đào Khiêm về việc người ngay dùng tà pháp cũng chính là một kiểu lý luận về trò chơi mang tính điều khiển.
Lưu Bị hỏi:
– Vì sao không thể đi ngay bây giờ? Điều khiển và uy quyền cần thiết như vậy sao?
Trần Đăng trả lời một cách quả quyết:
– Đương nhiên. Thánh nhân Trung Quốc cổ đại là Mạnh Tử đã chia con người làm hai loại: loại người đặt ra quy tắc và loại người tuân theo quy tắc. Người đặt ra quy tắc thì lao động trí óc, người tuân theo quy tắc thì lao động chân tay. Ông cũng nói, “người thống trị” thống trị người khác chứ không phải để người khác thống trị. Cái gọi là “trị” trong “thống trị” có nghĩa là khống chế. Là một người lao động trí óc, cậu cần phải có đủ khả năng khống chế để khiến đám nhân viên kia tuân thủ quy tắc, tức là: Một mặt phải biết kính trọng cấp trên, chính là sự ngoan ngoãn phục tùng mà cậu đang nhìn thấy hiện nay, mặt khác là làm việc tích cực và chăm chỉ, chính là sức sống tràn trề mà cậu vừa nói tới.
Lưu Bị đến đây mới thông tỏ mọi điều, xúc động nói:
– Câu nói đó của Mạnh Tử trước đây tôi chỉ hiểu mơ hồ, hôm nay được nghe ông giải thích, thật chẳng khác nào chết đuối vớ được dây thừng.
– Hả?
Trần Đăng giả bộ giận dữ trông lại tức cười, nửa đùa quở mắng Lưu Bị:
– Câu nói này chính là cương lĩnh của quản lý học, nó có sức mạnh chắc như xích sắt, sao cậu lại đem so với dây thừng?
Lưu Bị vờ lấy tay che miệng, nói:
– Lỡ lời, lỡ lời. Trần Đăng à, ông đúng là một chuyên gia về quản lý học tuyệt vời, đã giúp thì giúp cho chót, hãy làm giúp tôi một bản phương án quản lý của “kẻ thống trị” về cách trị người, được chứ?
4. Trị người thế nào?
Lưu Bị ngẫm nghĩ giây lát rồi nói:
– Suy nghĩ quyết định hành vi, cái tôi cần chính là suy nghĩ của ông. Còn về công việc quản lý thì sau này cứ làm theo tư tưởng của ông thôi. Ông hãy giải thích giúp tôi: nếu quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển thì tôi nên dùng thái độ nào để hiểu và tham gia vào trò chơi này?
Trần Đăng trầm ngâm suy nghĩ, nói:
– Tổng giám đốc Lưu nói thế khiến tôi nhớ ra một chuyện. Mấy hôm nay, tôi đã viết một bài tùy bút, tiêu đề là Bàn về quy tắc trò chơi trong quản lý, nói về người thống thị làm sao để trị người khác. Có lẽ sẽ giúp ích được cho anh.
Ngày hôm sau, việc đầu tiên khi Lưu Bị tới công ty là đến ngay Phòng kế hoạch tìm Trần Đăng.
Trần Đăng nói:
– Sao hôm nay lại vinh hạnh được Tổng giám đốc hạ cố tới đây vậy? Tối qua tôi đã gửi e-mail cho Tổng giám đốc rồi.
Lưu Bị gật đầu nói:
– Tốt! Tốt! Tốt! Sáng nay tôi sẽ không đi đâu cả, bây giờ về xem ngay đây.
Anh về phòng và mở ngay máy tính ra để tìm bài tùy bút của Trần Đăng.
Quy tắc trong trò chơi quản lý
- Quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển. Nếu đủ thông minh thì bạn sẽ thắng; nếu không, bạn chỉ có thể nghe theo số mệnh mà thôi.
- Để giành phần thắng trong trò chơi này, trước hết bạn phải đặt ra quy tắc cho trò chơi – một bộ quy tắc hoàn chỉnh cho nơi làm việc, từ quyền hạn, chức vụ, quy tắc ứng xử đến chế độ thưởng phạt kiểu “củ cà rốt + cây gậy”.
- Đối mặt với trò chơi, bạn chỉ có hai lựa chọn: Một là, bạn tin chắc mình sẽ thắng và đầu tư toàn bộ sức lực để giành lấy nó. Hai là, bạn không tham gia vào trò chơi này.
- Nếu bạn chỉ hi vọng mà không vững tin thì quyền quyết định thắng thua trong trò chơi này sẽ không còn nằm trong tay bạn. Một trái tim không vững vàng sẽ ngăn trở bạn hành động, quyền quyết định thắng thua cũng vì thế mà tuột khỏi tay bạn.
- Bất kỳ ai tham gia trò chơi đều là một phần trong cuộc sống của bạn; nếu có khả năng kiểm soát bản thân, bạn sẽ chiến thắng tất cả mọi người.
- Đôi khi bạn sẽ nhận ra rằng, cách tốt nhất để mình có thể chiến thắng là hợp tác với người khác cùng giành phần thắng. Điều kỳ lạ là, trong những người cùng giành phần thắng vẫn luôn có kẻ thua cuộc. Nếu bạn thông minh, người thua cuộc sẽ không phải là bạn.
- Bạn là đối thủ của tất cả mọi người, bạn hoặc sẽ bị lợi dụng hoặc sẽ bị loại bỏ. Đồng thời, tất cả mọi người cũng là đối thủ của bạn, một vài người cần lợi dụng, một vài người cần loại bỏ.
- Tất cả những người tham gia trò chơi đều luôn tìm cách tóm lấy điểm yếu của người khác. Do đó, bạn phải luôn giữ vững lòng tin và đề cao cảnh giác.
- Đủ thông minh để cố ý thể hiện ra nhược điểm nào đó (ví dụ, giả vờ hồ đồ) là một cách thông minh, nó có thể khiến đối thủ của bạn buông lỏng tập trung và cảnh giác.
- Để giành được phần thắng trong trò chơi mang tính điều khiển, bạn phải biết lợi dụng tình cảm. Tình cảm của bạn có thể làm lay động người khác, những cũng có thể bị người khác lợi dụng.
- Cái gọi là “làm người” thực ra là chỉ làm thế nào để kết bạn với đối thủ. Bạn mới là đối thủ lớn nhất của chính mình.
- Trong công việc quản lý, không được mua dây buộc mình vào các quy tắc của trò chơi. Luật chơi là để giúp bạn giành phần thắng, hãy biết lợi dụng cho khéo.
Lưu Bị vừa xem vừa nghĩ thầm:
Cái ông Trần Đăng này quả là lợi hại, điều gì ông ta cũng nói đúng hết. Câu nào cũng cho thấy được điều cốt yếu. Quá tuyệt! Có được bài luận về quy tắc trò chơi này, chẳng khác nào Lưu Bị ta đã có được bí kíp vàng trong thuật đối nhân xử thế. Còn lo gì không làm nên việc lớn đây.
Nghĩ vậy, tay anh bất giác nhất máy điện thoại lên:
– Trần Đăng, ông đúng là người hễ ra tay là gạo xay ra cám! Trưa nay rảnh không? Chúng ta cùng đi ăn đi!
Trần Đăng nói:
– Vẫn còn phải cùng ăn cơm nữa sao? Có chuyện gì à?
Lưu Bị nói:
– Tôi muốn thăng chức cho ông lên làm trợ lý Tổng giám đốc.
Trần Đăng hỏi:
– Vì sao?
Lưu Bị nói:
– Bởi vì ông là một nhân tài kiệt xuất. Nếu không có ông, tôi đã không thể dễ dàng vượt qua cuộc bầu chọn và trở thành Tổng giám đốc của công ty. Nếu không có ông, chúng ta khó mà ổn định được đám nhân viên, tình hình công ty rất có thể bất ổn. Ông chẳng nói quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển hay sao? Để toàn thể nhân viên công ty có thể cùng nhau giành phần thắng trong trò chơi này, tôi cần sự trợ giúp của ông.
Trần Đăng trầm ngâm 5 giây, rồi hỏi:
– Cậu không sợ người khác sẽ ganh tị với tôi sao? Chúng ta vẫn cần phải để ý đến vấn đề tình cảm trong trò chơi này.
Lưu Bị nói:
– Chuyện nhỏ nhặt này, ông chỉ cần búng ngón tay là mọi chuyện ổn thỏa cả thôi.
Trần Đăng nói:
– Không thể nói như vậy được. Trong bài tùy bút đó, tôi quên mất một câu: Mỗi một người đều đang quản lý chính cuộc sống của mình, cho nên mối quan hệ giữa người với người là tương tác, cậu cũng sẽ chịu sự khống chế của người khác ở một mặt nào đó.
Lưu Bị hỏi:
– Ông lại phát hiện ra tình hình gì mới sao?
Trần Đăng nói:
– Tôi nghe nói, tối qua trưởng phòng hành chính Mi Trúc đã tới nhà nhị đệ của cậu là Quan Vũ, nhờ Quan Vũ làm mối em gái ông ta cho anh.
Lưu Bị giật mình:
– Ông nói là Mi Trúc ư? Sao ông ta lại quan tâm tới chuyện lớn cả đời của tôi thế?
Trần Đăng nói:
– Cái này cũng giống như kiểu quan hệ thông gia chính trị. Ông ta muốn dùng em gái của mình để khống chế cậu và để củng cố địa vị của mình trong công ty. May mà trưởng phòng Mi Trúc là người thật thà, không có suy nghĩ đen tối gì khác. Em gái của Mi Trúc cũng là người đức hạnh. Cậu không thể chỉ lo theo đuổi sự nghiệp mà không nghĩ tới cuộc sống riêng được.
Lưu Bị thở phào, cười nói:
– Xem ra, trò chơi mang tính điều khiển không có chỗ nào là không xuất hiện trong cuộc sống này.
Tiếng Trần Đăng khẳng định trong đầu dây điện thoại:
– Đúng thế.
Trong xã hội con người, tình yêu là một loại sức mạnh điều khiển kỳ diệu.
Lời bình Làm kinh tế
Quản lý là một trò chơi mang tính điều khiển, nên nó thường đi ngược luân lý xã hội. Tuy nhiên, quản lý học vốn luôn gạt bỏ những quan niệm đạo đức thông thường. Người Trung Quốc có câu: “Người ngay dùng tà pháp thì tà cũng thành thiện”. Martin Luther cũng có câu danh ngôn nổi tiếng rằng: “Để đạt tới đạo đức tối cao, bạn có thể dùng bất kỳ thủ đoạn nào.” Niccolo Machiavelli là nhà quản lý học tiêu biểu. Ông đã từng đưa ra nhiều câu nói kinh điển trong cuốn sách nổi tiếng “Luận quân tử” của mình: Một vị vua (người lãnh đạo) xứng đáng với dang xưng, phải oai phong như một con hổ và gian xảo như một con cáo. Một vị vua (người lãnh đạo) chỉ có đạo đức tốt đẹp, thường vì quá chú ý tới đạo đức mà mất đi khả năng quản lý hiệu quả, dẫn đến sự hủy diệt của quốc gia (tổ chức). Chỉ cần là chính nghĩa thì bất kỳ “tội” vi phạm đạo đức nào cũng được cho phép. Kẻ làm vua (người lãnh đạo) biết phải hi sinh người khác như thế nào. Trong một tổ chức, người lãnh đạo gánh vác trọng trách về sự tồn vong, thịnh suy của tổ chức, vì thế tầm nhìn của anh ta phải vượt qua giới hạn bó buộc của đạo đức thông thường, cần lương thiện, nhưng càng cần phải biết “ác” để đạt được mục đích lương thiện. Một tướng thắng trận thì trăm vạn binh lính đã phải hy sinh, bạn có thể vì thế mà chịu nhiều lời chỉ trích, lên án. Nhưng, nếu ngay đến dũng khí chịu nhục bạn cũng không có thì bạn dựa vào đâu để bảo đảm sẽ quản lý tốt và đạt kết quả?
Phần 2: Câu chuyện Bán lược cho sư
Phần 3: Triết lý quản lý “lấy người làm gốc” hay Thuyết đóng đai thùng
Phần 5: Câu chuyện Cà rốt và cây gậy: Chủng loại và tác dụng của cà rốt