Website “Làm Kinh tế” xin chia sẽ bài viết “HƯỚNG DẪN ĐỔI MỚI TRONG LÃNH ĐẠO” (*)
LỜI MỞ ĐẦU
Mặc dù mạng lưới giáo dục đại học ở nước ta đang phát triển rộng khắp và có những tiềm lực nhất định về con người và cơ sở vật chất, các trường đại học, cao đẳng vẫn đang đứng trước những thách thức về chất lượng dạy học và cơ chế quản lý. GS-TS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng nền giáo dục đại học của Việt Nam đang “nghèo nàn, lạc hậu, trì trệ và gò bó” (Theo http://giaoducduhoc.nld. com.vn/). Một trong những nguyên nhân dẫn đến bất cập này là tư duy lãnh đạo của các nhà quản lý trường học vẫn còn chậm đổi mới.
Cuốn cẩm nang cung cấp cho người đọc những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát triển năng lực quản lý và lãnh đạo nhân viên trong môi trường giáo dục tại Việt Nam.
Trong khuôn khổ hạn hẹp của tài liệu, chúng tôi mong đợi người đọc có thể
- Thay đổi quan điểm về nhà lãnh đạo đổi mới trong tổ chức giáo dục;
- Lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp với từng cá nhân và tình huống;
- Phát triển kế hoạch hướng dẫn công việc cho nhân viên phù hợp với yêu cầu công việc;
- Quản lý được kết quả công việc của nhân viên và có những đánh giá chính xác;
- Có kỹ năng phản hồi kết quả công việc cho nhân viên nhằm tạo sự thúc đẩy và cải thiện.
ĐỔI MỚI TRONG LÃNH ĐẠO
MỤC LỤC:
Chương 1:
Lãnh đạo và phong cách lãnh đạo
1.1 Lãnh đạo là gì?
1.2 Lãnh đạo truyền cảm hứng
1.3 Phẩm chất của nhà lãnh đạo
1.4 Phong cách lãnh đạo
1.4.1 Phong cách lãnh đạo theo thuyết X và thuyết Y
1.4.2 Phong cách lãnh đạo theo hành vi
1.4.3 Phong cách lãnh đạo theo tình huống
1.5 Một số thách thức trong công tác lãnh đạo tại các trường đại học Việt Nam hiện nay
Tóm tắt chương
Chương 2:
Tầm nhìn, sứ mạng và giá trị cốt lõi
2.1 Tầm nhìn
2.1.1 Tầm nhìn là gì?
2.1.2 Xây dựng tầm nhìn
2.1.3 Truyền đạt tầm nhìn
2.2 Sứ mạng
2.3 Giá trị cốt lõi
Tóm tắt chương
Chương 3:
Hướng dẫn công việc
3.1. Hướng dẫn công việc
3.2. Phẩm chất của người hướng dẫn công việc
3.3. Quy trình hướng dẫn công việc
Tóm tắt chương
Chương 4:
Đánh giá kết quả công việc
4.1 Đánh giá kết quả công việc: lợi ích và mục đích
4.2 Xây dựng bảng đánh giá kết quả công việc theo thang mức độ
4.3 Chỉ số đánh giá kết quả công việc trọng yếu- KPI
4.4 Ưu điểm và rủi ro của đánh giá kết quả công việc theo thang mức độ
4.5 Những lỗi thường gặp khi đánh giá kết quả công việc
Tóm tắt chương
Chương 5:
Phản hồi kết quả công việc
5.1 Giới thiệu về phản hồi kết quả công việc
5.2 Tiến trình phản hồi kết quả công việc
5.3 Kỹ thuật phản hồi mang tính xây dựng
Tóm tắt chương, Bài đọc thêm: Chín điều đắc nhân tâm trong ứng xử của nhà quản lý với nhân viên
Phần tiếp theo:
Đổi mới trong lãnh đạo: Lãnh đạo, Phong cách lãnh đạo
(*) TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐỔI MỚI TRONG LÃNH ĐẠO
Cẩm nang này có thể được sử dụng như là một tài liệu tham khảo trong quá trình quản lý, hoặc là một tài liệu tập huấn trong thời gian hai ngày về đổi mới trong lãnh đạo.
CẨM NANG ĐỔI MỚI TRONG LÃNH ĐẠO – LÊ HOÀNG QUÂN; NXB ĐẠI HỌC SƯ PHẠM