• About
  • Privacy
  • Contact
    • Log In
  • Sitemap
  • Login
  • Register
Lamkinhte.com
SponsorshipAdvertisement
  • Menu

    Kinh tế

    • Bài học Kinh doanh
    • Bán hàng Online
    • Book Events
    • Book Update
    • Business
    • Chia sẽ Kinh nghiệm
    • Entertainment
    • Fashion
    • Food
    • Health
    • Lifestyle
    • Sports
    • Tài liệu tham khảo
    • Travel
    • Uncategorized
    • World

    Xem nhiều

    Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp

    Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp

    2020
    SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

    SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

    2020

    Định hướng chiến lược là gì? Mối quan hệ với kết quả kinh doanh

    2020

    Cơ cấu nguồn vốn và giá trị của doanh nghiệp

    2020

    Đầu tư định lượng là gì, Mô hình Giao dịch đi ngang là gì? – Lamkinhte.2021

    2020

    Cơ chế huy động, ngân sách nhà nước, nông thôn mới

    2020

    Năng lực đổi mới sáng tạo là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo

    2020

    Dịch vụ hậu cần và Xu hướng phát triển logostis của Nhật Bản

    2020
    Load More
    MGG LAZADA
  • Kinh tế

    Kinh tế

    • Bài học Kinh doanh
    • Bán hàng Online
    • Book Events
    • Book Update
    • Business
    • Chia sẽ Kinh nghiệm
    • Entertainment
    • Fashion
    • Food
    • Health
    • Lifestyle
    • Sports
    • Tài liệu tham khảo
    • Travel
    • Uncategorized
    • World

    Xem nhiều

    Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp

    Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp

    2020
    SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

    SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

    2020

    Định hướng chiến lược là gì? Mối quan hệ với kết quả kinh doanh

    2020

    Cơ cấu nguồn vốn và giá trị của doanh nghiệp

    2020

    Đầu tư định lượng là gì, Mô hình Giao dịch đi ngang là gì? – Lamkinhte.2021

    2020

    Cơ chế huy động, ngân sách nhà nước, nông thôn mới

    2020

    Năng lực đổi mới sáng tạo là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo

    2020

    Dịch vụ hậu cần và Xu hướng phát triển logostis của Nhật Bản

    2020
    Load More
    MGG LAZADA
  • Tài chính
    • Chính sách Bảo mật
      • chuyen-tiep
      • Trang chia sẽ Lamkinhte
  • Liên hệ
    • Đăng ký miễn phí
    • Đăng ký miễn phí
      • chuyen-tiep
  • Forums
    • Cao học
No Result
View All Result
Lamkinhte | Trang chia sẽ Kiến thức Làm Kinh tế
  • Menu

    Kinh tế

    • Bài học Kinh doanh
    • Bán hàng Online
    • Book Events
    • Book Update
    • Business
    • Chia sẽ Kinh nghiệm
    • Entertainment
    • Fashion
    • Food
    • Health
    • Lifestyle
    • Sports
    • Tài liệu tham khảo
    • Travel
    • Uncategorized
    • World

    Xem nhiều

    Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp

    Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp

    2020
    SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

    SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

    2020

    Định hướng chiến lược là gì? Mối quan hệ với kết quả kinh doanh

    2020

    Cơ cấu nguồn vốn và giá trị của doanh nghiệp

    2020

    Đầu tư định lượng là gì, Mô hình Giao dịch đi ngang là gì? – Lamkinhte.2021

    2020

    Cơ chế huy động, ngân sách nhà nước, nông thôn mới

    2020

    Năng lực đổi mới sáng tạo là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo

    2020

    Dịch vụ hậu cần và Xu hướng phát triển logostis của Nhật Bản

    2020
    Load More
    MGG LAZADA
  • Kinh tế

    Kinh tế

    • Bài học Kinh doanh
    • Bán hàng Online
    • Book Events
    • Book Update
    • Business
    • Chia sẽ Kinh nghiệm
    • Entertainment
    • Fashion
    • Food
    • Health
    • Lifestyle
    • Sports
    • Tài liệu tham khảo
    • Travel
    • Uncategorized
    • World

    Xem nhiều

    Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp

    Hoạt động đổi mới của các doanh nghiệp

    2020
    SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

    SẢN XUẤT VÀ CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở MỨC NÔNG HỘ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 1995-1998

    2020

    Định hướng chiến lược là gì? Mối quan hệ với kết quả kinh doanh

    2020

    Cơ cấu nguồn vốn và giá trị của doanh nghiệp

    2020

    Đầu tư định lượng là gì, Mô hình Giao dịch đi ngang là gì? – Lamkinhte.2021

    2020

    Cơ chế huy động, ngân sách nhà nước, nông thôn mới

    2020

    Năng lực đổi mới sáng tạo là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực đổi mới sáng tạo

    2020

    Dịch vụ hậu cần và Xu hướng phát triển logostis của Nhật Bản

    2020
    Load More
    MGG LAZADA
  • Tài chính
    • Chính sách Bảo mật
      • chuyen-tiep
      • Trang chia sẽ Lamkinhte
  • Liên hệ
    • Đăng ký miễn phí
    • Đăng ký miễn phí
      • chuyen-tiep
  • Forums
    • Cao học
No Result
View All Result
Lamkinhte | Trang chia sẽ Kiến thức Làm Kinh tế
No Result
View All Result
Home Khoa học Xã hội

Ảnh hưởng của Giáo dục đến thu nhập của hộ gia đình? Lamkinhte

Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực...; nó cũng xác định vai trò quan trọng đối khi cá nhân tham gia vào thị trường lao động

by @Lamkinhte
2020
in Khoa học Xã hội, Kinh tế Chính trị
Ảnh hưởng của Giáo dục đến thu nhập của hộ gia đình? Lamkinhte
11
SHARES
18
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Mục lục nội dung ẩn / hide
Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực…
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Lý thuyết về giáo dục, phát triển con người và thu nhập
Mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập?
Hình 1: Mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập cá nhân
2.2. Đóng góp của giáo dục trong sinh kế khu vực nông thôn
Đóng góp của giáo dục trong phát triển kinh tế cộng đồng?
Tài liệu tham khảo
* Bài viết tương tự
Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia? Lamkinhte
Mối quan hệ giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế P.1
Mối quan hệ Chính sách công nghiệp việt nam và nền kinh tế toàn cầu hóa
Thực trạng cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, Việt Nam

Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực…

Giáo dục không chỉ ảnh hưởng đến vị trí, uy tín xã hội của cá nhân; nó cũng xác định vai trò quan trọng đối khi cá nhân tham gia vào thị trường lao động. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng giáo dục của một cá nhân đóng vai trò quan trọng trong năng suất của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Krueger & Lindahl (2001) coi giáo dục là động lực chính của tăng trưởng thu nhập hộ gia đình. Tuy nhiên, Fields (1980) cho rằng mức độ bất bình đẳng thu nhập trong xã hội do giáo dục mang lại không khác biệt đáng kể. Ram (1989) cung cấp một bản tóm tắt các lý thuyết và thực nghiệm được công bố đã đóng góp trước đây cho thấy không có tác động mạnh mẽ nào cho mối tương quan trực tiếp giữa việc tăng mức độ giáo dục và giảm bất bình đẳng thu nhập, và do đó chỉ ra rằng có những lý do khác cho đầu tư vào giáo dục như giá trị xã hội, giá trị tinh thần hơn là gia tăng thu nhập. Tuy nhiên, Sylwester (2002) đề xuất rằng các quốc gia đầu tư nhiều nguồn lực vào giáo dục công cộng sẽ góp phần giảm sự bất bình đẳng thu nhập hơn trong những năm tiếp theo, mặc dù hiệu ứng này đôi khi có thể tồn tại độ trễ khá lâu. Tương tự, Röbel & Easterly (1993) trước đó đã đánh giá các khoản đầu tư giáo dục và cho thấy trong đầu tư ngắn hạn vào giáo dục không thể liên kết trực tiếp tới tăng trưởng thu nhập hộ gia đình, nhưng góp phần giảm bất bình đẳng thu nhập trong dài hạn.

Zhou & Zhao (2018) xem xét vai trò của giáo dục, sự nỗ lực, và hoàn cảnh (sở hữu đất đai, điều kiện vốn) đối với bất bình đẳng thu nhập của nông dân Trung Quốc. Kết quả là, tác động của giáo dục đến thu nhập định hình đường cong hình chữ U ngược, làm tăng bất bình đẳng ở giai đoạn đầu nhưng cuối cùng giảm dần về sau với xu hướng đảo ngược đường cong tại mức ngưỡng chi tiêu giáo dục/thu nhập bình quân đạt 24,35% vào năm 2011. Đồng quan điểm này, các nghiên cứu như Easterly & Rebelo (1993), Sylwester (1999) báo cáo rằng chi tiêu cho giáo dục cải thiện tăng trưởng thu nhập thấp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra một số vấn đề nhất định: đầu tiên, liên quan đến loại chi tiêu cho giáo dục cộng đồng (cấp tiểu học) có lợi nhất trong việc giảm bất bình đẳng thu nhập; tiếp đến, giáo dục đại học đóng vai trò rất quan trọng nếu cá nhân hiểu rõ về cách phân bổ tốt nhất ngành nghề giáo dục phù hợp với hoàn cảnh tự nhiên.

Giáo dục là công cụ để phát triển chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động của cá nhân thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng, thái độ lao động (Okojie, 2002; Maitra, 2000). Ở phạm vi vĩ mô, giáo dục làm tăng kỹ năng lao động, tăng năng suất và dẫn đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do vậy, giáo dục được xem như là một hoạt động đầu tư làm tăng vốn nhân lực, có ích cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, khu vực nông thôn tiếp cận một nền giáo dục hạn chế hơn so với khu vực thành thị. Giáo dục các cộng đồng, đặc biệt là các cộng đồng nông thôn vẫn còn rất sơ sài và hạn chế (Angrist, Chernozhukov & Ferna, 2006; Machin, 2009). Một hệ thống giáo dục ở các cộng đồng nông thôn sẽ tạo cơ hội xây dựng năng lực và kiến thức cho người dân ở nông thôn, giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt về trang trại và đổi mới trong các vấn đề nông nghiệp. Giáo dục cũng giúp quần chúng minh bạch thông tin và ngăn chặn việc giải thích sai thông tin, tạo ra nhiều kết quả tích cực, chẳng hạn như khả năng hiểu chính sách, thủ tục, quyền, nghĩa vụ, đề án của Chính phủ, luật pháp, lợi ích sẵn có và các điều luật bảo vệ (Koenker & Hallock, 2001). Do đó, giáo dục là một công cụ thích hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo ra nhận thức và khả năng, tăng tự do và cải thiện sự phát triển toàn diện của con người cho người dân và quốc gia.

Phát hiện chính của nhiều nghiên cứu đã khẳng định mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa giữa giáo dục và tăng trưởng thu nhập, điều này cũng có tác động tích cực đến giáo dục ở cả các nước phát triển và đang phát triển (Yardimcioglu & cộng sự, 2014). Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng cho tác động của giáo dục đối với thu nhập của các hộ gia đình nông thôn ở Việt Nam. Hiểu biết sâu sắc về vai trò của giáo dục đối với việc lựa chọn sinh kế, thu nhập, nghèo đói và bất bình đẳng là rất quan trọng khi thiết kế các can thiệp chính sách cho người nghèo đối với Việt Nam.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1.    Lý thuyết về giáo dục, phát triển con người và thu nhập

Mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập?

Mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập đã được phát triển bởi Cremin (2012) thông qua một số đóng góp lý thuyết của (Morse, 2004; Commonwealth, 1993; Haines & Cassels, 2004), chi tiết như Hình 1.

Giáo dục là cách học tập kiến thức, thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy, có thể do người khác hướng dẫn, hoặc mỗi người tự học. Theo Illeris (2002), giáo dục là việc trau dồi học tập thông qua hoạt động nhận thức, cảm xúc và xã hội. Nhiệm vụ của giáo dục là để phát huy tiềm năng của người học, qua đó phát triển con người, đáp ứng được yêu cầu xã hội, thời đại.

Phát triển con người là một khái niệm xã hội thể hiện sự gia tăng thông tin, kỹ năng, khả năng, kinh nghiệm mà các cá nhân có được trong quá trình sống và quá trình sản xuất (Keskin, 2011). Phát triển con người thể hiện thông qua mức độ hành vi của họ, sự phụ thuộc tình cảm vào công việc của họ, bao gồm sức khỏe thể chất; trí tuệ và sức mạnh tinh thần của họ. Theo quan điểm của World Bank (Ngân hàng Thế giới), đầu tư vào giáo dục là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà xã hội có thể thực hiện để phát triển con người (World Bank, 1997). Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển bản thân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết, kĩ năng và ý thức của người dân về trình độ và phương thức lao động, yếu tố quan trọng đối với phát triển bền vững của người lao động. Thứ hai, thông qua chuyển giao, tiếp nhận các kinh nghiệm văn hoá, xã hội, lao động sản xuất… tạo ra các mối quan hệ mới, tự tin trong giao tiếp cộng đồng, mở mang kiến thức, góp phần quan trọng đối với phát triển tinh thần cho người dân (Krueger & Lindahl, 2001; Aghion & cộng sự, 2009).

Hình 1: Mối quan hệ giữa giáo dục và thu nhập cá nhân

Giáo dục, Hộ gia đình, Thu nhập, Hồi quy phân vị, Nông thôn
Giáo dục, Hộ gia đình, Thu nhập, Hồi quy phân vị, Nông thôn

Một trong những bài học kinh nghiệm quan trọng trong phát triển từ nhiều thập kỷ qua là không có con đường trực tiếp nào cải thiện thu nhập người dân hơn tốt hơn là đầu tư vào giáo dục cho cộng đồng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Những người được giáo dục tốt không chỉ đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho bản thân và gia đình mà còn đóng góp cho sự giàu có và tiến bộ của xã hội (World Bank, 1996a). Các nghiên cứu quốc tế cũng thiết lập mối liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục, phát triển con người và thu nhập sau khi so sánh trình độ học vấn cao hơn dẫn đến thu nhập trung bình hàng năm cao hơn (King, 1980; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế – OECD, 1997; World Bank, 1996b). Những người lao động có trình độ học vấn cao có xu hướng kiếm được nhiều tiền hơn những người có trình độ học vấn thấp hơn do mức lương được trả dựa trên trình độ học vấn (World Bank, 1995). Hơn nữa, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể đối với sinh viên tốt nghiệp đại học so với học sinh phổ thông trong cùng một vị trí công việc (OECD, 1997). Nhằm định lượng mối quan hệ giữa thu nhập tăng lên so với vốn đầu tư bỏ ra cho giáo dục, kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy tỷ lệ lợi nhuận ước tính thường là hơn 10%, và tỷ lệ lợi nhuận của đầu tư vào giáo dục chính quy cộng đồng cao hơn so với đầu tư vào giáo dục cá nhân 3% (World Bank, 1995). Các nghiên cứu gần đây xem xét mối quan hệ này giữa các quốc gia thu nhập thấp, trung bình và cao đã cung cấp thêm bằng chứng cho thấy đầu tư vào giáo dục là một lựa chọn chính sách có lợi (Psacharopoulos, 1985), điều này đặc biệt đúng với việc đầu tư vào giáo dục tiểu học ở các nước có thu nhập thấp.

2.2.   Đóng góp của giáo dục trong sinh kế khu vực nông thôn

Đóng góp của giáo dục trong phát triển kinh tế cộng đồng?

Tại các quốc gia đang phát triển, nông thôn là địa bàn chiếm khoảng phần lớn diện tích đất đai, dân số và phần nhiều lực lượng lao động của cả nước. Nhiều năm qua, tại hầu hết các quốc gia, hệ thống mạng lưới thông tin, văn hóa nông thôn có sự phát triển, việc thụ hưởng giáo dục của người dân nông thôn bước đầu được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đối với việc phát triển kinh tế xã hội nói chung (Bilenkisi & cộng sự, 2015; Rigg, 2006).

Jamison & Lau (1982) khái quát mối quan hệ giữa đầu tư cho giáo dục và thu nhập của khu vực nông thôn và được Tao (2004), Farheen (2019) phát triển thêm. Lý thuyết cho thấy về lâu dài, giáo dục cho khu vực nông thôn mở rộng cơ hội khiến người dân nông tham gia vào các yếu tố trong tiến trình phát triển nông thôn thông qua: Thứ nhất, lao động có trình độ cao, sự sẵn có của cơ sở hạ tầng giao thông và thị trường địa phương là những yếu tố chính trong phát triển thu nhập và đời sống cho khu vực nông thôn. Thứ hai, tăng năng suất của lực lượng lao động nông thôn: giáo dục có thể cải thiện năng suất lao động, kỹ năng làm việc cho dân cư ở khu vực nông thôn, làm tăng sự giàu có của một vùng hoặc khu vực. Thứ ba, giáo dục phát triển khả năng lãnh đạo: thông qua giáo dục, các cá nhân có được sự tự tin, kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tất cả các yếu tố làm tăng khả năng của một cá nhân để dẫn dắt một nhóm người thành công và hiệu quả. Giáo dục giúp hỗ trợ và phát triển những nhà lãnh đạo trong cộng đồng nông thôn (thường là chủ hộ), những người đóng vai trò dẫn dắt hộ gia đình chống lại giáo dục chất lượng thấp và nghèo đói, dẫn đến một cộng đồng thành công và mạnh mẽ. Cùng với đất đai, vốn, và công nghệ, giáo dục là yếu tố chính trong phát triển kinh tế cộng đồng (Fleisher & cộng sự, 1996; Yang & cộng sự, 2002).

Tài liệu tham khảo

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH

XEM TẠI ĐÂY: VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG THU NHẬP HỘ GIA ĐÌNH KHU VỰC NÔNG THÔN VIỆT NAM.
Vũ Văn Hùng Trường Đại học Thương mại Email: hungvvu@tmu.edu.vn 
Bài viết nhằm nghiên cứu tác động của giáo dục đối với thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn Việt Nam bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) và hồi quy phân vị trên mẫu nghiên cứu gồm 15.110 hộ được lấy từ khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy giáo dục đóng vai trò quan trọng, góp phần cải thiện thu nhập hộ gia đình nông thôn cùng với các yếu tố khác như tình trạng hôn nhân, tuổi, giới tính, diện tích đất, quy mô hộ gia đình, dân tộc, có tham gia chăn nuôi. Từ khóa: Giáo dục, hộ gia đình, thu nhập, hồi quy phân vị, nông thôn.
The role of education in household income growth in Vietnam’s rural. Abstract: The study evaluated the impact of education on household income in rural areas of Vietnam through the use of the OLS regression and quantile regression on a sample of 15,110 households from the Vietnamese household standard of living survey 2018. The results show that education plays an important role in contributing to the improvement of rural household income, along with other factors such as marital status, age, gender, land area, household size, ethnicity, and participation in animal husbandry. Higher education plays an enormous role in growing knowledge, technical credentials, the opportunity to apply skills to action, leadership, and risk management to homeowners, thereby leading to household income growth. Keywords: Education, household income, income, quantile regression, rural.
5 / 5 ( 1 bình chọn )

* Bài viết tương tự

Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia? Lamkinhte

Vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế của các quốc gia? Lamkinhte

2020
Mối quan hệ giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế  P.1

Mối quan hệ giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế P.1

2020
Mối quan hệ Chính sách công nghiệp việt nam và nền kinh tế toàn cầu hóa

Mối quan hệ Chính sách công nghiệp việt nam và nền kinh tế toàn cầu hóa

2020
Thực trạng cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, Việt Nam

Thực trạng cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc nền kinh tế, Việt Nam

2020

Từ khóa liên quan

Tags: Giáo dụcHộ gia đìnhHồi quy phân vịKinh tế Việt NamNông thônThu nhập

Related Posts

Mối quan hệ giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế  P.1
Kinh tế Chính trị

Mối quan hệ giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế P.1

2020
Giải pháp tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam & Liên bang :
Kinh tế Chính trị

Giải pháp tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam & Liên bang :

2020
Thực trạng và vấn đề tự chủ hiện nay của các Trường Đại học Công lập
Khoa học Xã hội

Thực trạng và vấn đề tự chủ hiện nay của các Trường Đại học Công lập

2020
Mô hình nghiên cứu vai trò của Giáo dục và Đào tạo với chọn việc làm
Khoa học Xã hội

Mô hình nghiên cứu vai trò của Giáo dục và Đào tạo với chọn việc làm

2020
Công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế Việt Nam 2011- 2012
Kinh tế Chính trị

Công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế Việt Nam 2011- 2012

2020
Tầm quan trọng của Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam
Chính trị

Tầm quan trọng của Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước Việt Nam

2020
Next Post
Mối quan hệ giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế  P.1

Mối quan hệ giữa thể chế quản trị và tăng trưởng kinh tế P.1

Browse by Category

Browse by Tags

Chính sách Chính sách phát triển Các nhân tố ảnh hưởng Công nghiệp Công nghệ Doanh nghiệp nữ Doanh nhân nữ Giáo Dục và Kinh Doanh Giáo dục và đào tạo Giới tính H2O Hiểu quả Khu vực nhà nước Kinh tế Kinh tế chính trị Kinh tế học Kinh tế Việt Nam Lãnh đạo lấy mẫu môi trường Ngoại giao Online Phong cách lãnh đạo Phát triển kinh doanh Phẩm chất lãnh đạo Phụ nữ Phụ nữ Việt Nam Quản lý nhà nước SMEs Thị trường dịch vụ Thị trường tài chính Tiếp cận tín dụng Triển vọng kinh tế Tài chính Tài chính công Tăng trưởng kinh tế Việt Nam Xuất nhập khẩu Đảng và nhà nước Đầu tư Đầu tư trực tiếp Đầu tư xây dựng cơ bản Định hướng kiếm sống Đối ngoại Đổi mới trong lãnh đạo

Categories

  • Bài học Kinh doanh
  • Bán hàng Online
  • Chính trị
  • Công nghệ
  • Khoa học Xã hội
  • Kinh doanh
  • Kinh tế
  • Kinh tế Chính trị
  • Kinh tế học
  • Luật
  • Nông nghiệp
  • Sản xuất
  • Tài chính
  • Tài chính công
  • Tài liệu tham khảo
  • Thuế
  • Thương mại
  • Xã hội
  • Đầu tư
  • Đề thi

Browse by Tag

Chính sách Chính sách phát triển Các nhân tố ảnh hưởng Công nghiệp Công nghệ Doanh nghiệp nữ Doanh nhân nữ Giáo Dục và Kinh Doanh Giáo dục và đào tạo Giới tính H2O Hiểu quả Khu vực nhà nước Kinh tế Kinh tế chính trị Kinh tế học Kinh tế Việt Nam Lãnh đạo lấy mẫu môi trường Ngoại giao Online Phong cách lãnh đạo Phát triển kinh doanh Phẩm chất lãnh đạo Phụ nữ Phụ nữ Việt Nam Quản lý nhà nước SMEs Thị trường dịch vụ Thị trường tài chính Tiếp cận tín dụng Triển vọng kinh tế Tài chính Tài chính công Tăng trưởng kinh tế Việt Nam Xuất nhập khẩu Đảng và nhà nước Đầu tư Đầu tư trực tiếp Đầu tư xây dựng cơ bản Định hướng kiếm sống Đối ngoại Đổi mới trong lãnh đạo
  • Bản nháp
  • Chính sách Bảo mật
  • chuyen-tiep
  • Cửa hàng
  • Home
  • Lamkinhte
  • Lamkinhte – index
  • Liên hệ
  • Privacy Statement
  • Tai liệu
  • Tài liệu Miễn phí
  • Test 123
  • Trang chia sẽ Lamkinhte
  • Trang chia sẽ Lamkinhte
  • Trang Làm Kinh tế, Chia sẽ kiến thức làm kinh tế
  • Đăng ký miễn phí

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

No Result
View All Result
  • Lamkinhte
    • Home
      • Buy JNews
    • Landing Page
  • Cửa hàng
    • Tai liệu
    • chuyen-tiep
  • Support Forum
  • Contact Us
  • Login
  • Sign Up

© 2021 JNews - Premium WordPress news & magazine theme by Jegtheme.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

ADVERTISEMENT
MGG LAZADAMgg Sale Lazada

Create New Account!

Fill the forms below to register

All fields are required. Log In

ADVERTISEMENT
MGG LAZADAMgg Sale Lazada

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

ADVERTISEMENT
MGG LAZADAMgg Sale Lazada